Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 1. TAM GIÁC ĐỀU, HÌNH VUÔNG, LỤC GIÁC ĐỀU

Môn học: Toán Lớp 6

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều và những yếu tố của chúng (cạnh, đường chéo, góc); Công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông.

2. Về năng lực

- Xác định được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều dựa vào một công cụ đo đơn giản; xác định được một số đặc điểm/tính chất của tam giác đều, hình vuông và lục giác đều; sử dụng được dụng cụ học tập để vẽ hình tam giác đều và hình vuông; phân tách và lắp ghép các tam giác đều thành hình lục giác đều.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về đa giác đều để phát hiện một số ứng dụng thực tiễn của chúng và thực hành vẽ mô tả lại ứng dụng đó.

3. Về phẩm chất: Cẩn thận khi sử dụng compa để giữ đúng độ mở, đảm bảo vẽ được các cạnh bằng nhau; cảm nhận được vẻ đẹp – tính cân xứng của các hình đa giác đều cũng như nhận ra sự hiện diện, giá trị của chúng trong đời sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Phiếu học tập số 1: in sẵn một tam giác đều cạnh 5cm, một hình vuông cạnh 4cm, một lục giác đều cạnh 3cm.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động kĩ năng của học sinh về các hình cơ bản đã học ở tiểu học; phát hiện ra đặc điểm của một số hình cơ bản.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. GV phát Phiếu 1 cho học sinh và giao nhiệm vụ: đo các cạnh của từng hình trên Phiếu 1, ghi kết quả và nhận xét.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, hỗ trợ cho học sinh nếu cần; nhắc những học sinh đã thực hiện xong ghi cách làm vào vở.

#3: Giáo viên tổ chức thảo luận: Gọi một học sinh đứng tại chỗ thông báo kết quả, khuyến khích học sinh khác bổ sung nếu cần.

#4: Giáo viên kết luận: Điểm chung của ba hình là tất cả các cạnh bằng nhau, ta lần lượt gọi tên chúng là tam giác đều, hình vuông, lục giác đều;

Trong bài học này sẽ tìm hiểu thêm một số tính chất cơ bản của ba hình, học cách vẽ các hình đó. Từ đó, giáo viên giao nhiệm vụ tiếp theo.

b) Nội dung

: Học sinh được yêu cầu dùng thước thẳng và thước đo góc để đo các cạnh của từng hình; so sánh và nêu nhận xét về đặc điểm của tam giác đều, hình vuông, lục giác đều trên Phiếu học tập được phát...

c) Sản phẩm

: (1) Mỗi cạnh tam giác đều cùng bằng 5cm; mỗi cạnh hình vuông cùng bằng 4cm; mỗi cạnh hình lục giác đều bằng 3cm; (2) Tất cả các cạnh của từng hình đều bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. GV phát Phiếu 1 cho học sinh và giao nhiệm vụ: đo các cạnh của từng hình trên Phiếu 1, ghi kết quả và nhận xét.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, hỗ trợ cho học sinh nếu cần; nhắc những học sinh đã thực hiện xong ghi cách làm vào vở.

#3: Giáo viên tổ chức thảo luận: Gọi một học sinh đứng tại chỗ thông báo kết quả, khuyến khích học sinh khác bổ sung nếu cần.

#4: Giáo viên kết luận: Điểm chung của ba hình là tất cả các cạnh bằng nhau, ta lần lượt gọi tên chúng là tam giác đều, hình vuông, lục giác đều;

Trong bài học này sẽ tìm hiểu thêm một số tính chất cơ bản của ba hình, học cách vẽ các hình đó. Từ đó, giáo viên giao nhiệm vụ tiếp theo.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu và tạo lập ba hình đa giác đều (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: Học sinh học được một số tính chất của ba hình đa giác đều; sử dụng được thước thẳng và compa để vẽ các hình (tam giác đều và hình vuông).

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS tuần từ từng nhiệm vụ ghi ở mục Nội dung.

#2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, trợ giúp khi cần thiết và đôn đốc việc ghi chép đầy đủ trong vở.

#3: Giáo viên tổ chức thảo luận và kết luận:

(i) GV dùng thước và compa để thị phạm vẽ tam giác đều trên bảng; chọn 1 HS trả lời tại chỗ về tính chất các góc của tam giác đều; GV kết luận lại các bước vẽ hình, ghi kí hiệu đỉnh, cạnh, góc và lưu ý về việc giữ nguyên góc mở của compa khi quay để đảm bảo vẽ được các cạnh bằng nhau; GV yêu cầu HS kiểm tra lại hình vẽ trong vở, nếu sai thực hiện vẽ lại theo thao tác đã hướng dẫn ở trên.

(ii) GV chọn 2 HS lên bảng làm bài; tổ chức cho lớp thảo luận về góc của hình vuông; yêu cầu HS khác lên kiểm tra, đo đạc lại; nêu và gợi ý cho HS nhận xét về các cặp cạnh đối, hai đường chéo; Giáo viên chốt lại: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau và là góc vuông; các cạnh đối diện song song, hai đường chéo bằng nhau.

b) Nội dung

: Học sinh được yêu cầu thực hiện lần lượt những nhiệm vụ sau:

(i) Đọc nội dung về Tam giác đều trong SGK, từ đó

+ Vẽ một tam giác đều cạnh bằng 4cm, ký hiệu các đỉnh, các cạnh và các góc trên hình;

+ Ngoài ba cạnh bằng nhau, tam giác đều còn có tính chất nào khác?;

(ii) Đọc nội dung về Hình vuông trong SGK, từ đó

+ Vẽ một hình vuông cạnh bằng 5cm, ký hiệu các đỉnh, các cạnh và các góc trên hình

+ Nêu đặc điểm của 4 góc của hình vuông.

c) Sản phẩm

: (i) Hình vẽ tam giác đều có đầy đủ kí hiệu; Tam giác đều có ba góc bằng nhau.

(ii) Hình vẽ hình vuông có đầy đủ kí hiệu; Trong hình vuông, ta có 4 góc là bốn góc vuông.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS tuần từ từng nhiệm vụ ghi ở mục Nội dung.

#2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, trợ giúp khi cần thiết và đôn đốc việc ghi chép đầy đủ trong vở.

#3: Giáo viên tổ chức thảo luận và kết luận:

(i) GV dùng thước và compa để thị phạm vẽ tam giác đều trên bảng; chọn 1 HS trả lời tại chỗ về tính chất các góc của tam giác đều; GV kết luận lại các bước vẽ hình, ghi kí hiệu đỉnh, cạnh, góc và lưu ý về việc giữ nguyên góc mở của compa khi quay để đảm bảo vẽ được các cạnh bằng nhau; GV yêu cầu HS kiểm tra lại hình vẽ trong vở, nếu sai thực hiện vẽ lại theo thao tác đã hướng dẫn ở trên.

(ii) GV chọn 2 HS lên bảng làm bài; tổ chức cho lớp thảo luận về góc của hình vuông; yêu cầu HS khác lên kiểm tra, đo đạc lại; nêu và gợi ý cho HS nhận xét về các cặp cạnh đối, hai đường chéo; Giáo viên chốt lại: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau và là góc vuông; các cạnh đối diện song song, hai đường chéo bằng nhau.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (Khoảng 40 phút)

a) Mục tiêu

: Học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ hình tam giác đều, hình vuông; phát hiện tính chất và vẽ được lục giác đều; tính chu vi và diện tích hình vuông.

b) Tổ chức thực hiện

#1: Giáo viên giao lần lượt từng bài trong hệ thống trên yêu cầu làm cẩn thận vào vở.

#2: Học sinh làm bài tập.

#3: Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh tập trung làm bài, cẩn thận thực hiện phép đo, đếm như đã học ở trên, sau đó chữa bài, thảo luận và kết luận những ý sau:

(Bài 1) GV có thể thị phạm trên bảng 2 hình, giải thích rồi yêu cầu HS hoàn thành các hình còn lại vào vở; GV tổ chức thảo luận về tam giác cuối cùng được vẽ (lưu ý vẽ không chuẩn thì hai cạnh sẽ không trùng khít); nêu và gợi ý cho HS nhận xét về số lượng cạnh của hình mới tạo thành; các đường chéo; các góc. GV kết luận, HS ghi vào vở: Hình vừa vẽ được gọi là lục giác đều; các tính chất của nó bao gồm: 6 cạnh bằng nhau; 3 đường chéo bằng nhau; 6 góc bằng nhau; nối các đường chéo được 6 tam giác con đều bằng nhau.

(Bài 2) GV gợi ý cho HS có thể đọc lại nội dung Thế nào là hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, dùng thước để kiểm tra độ dài các cạnh; phát hiện học sinh gặp khó khăn khi xác định hình 9 (hình vuông không “ngay ngắn”); Chọn một vài HS trả lời tại chỗ và kết luận.

(Bài 3) GV yêu cầu học sinh đọc nội dung Chu vi và diện tích hình vuông trong SGK, sau đó làm Bài 3; chọn 2 HS lên bảng làm bài; GV chữa bài tập và chốt lại, HS ghi vào vở: Công thức tính chu vi của hình vuông cạnh a là 4a; công thức tính diện tích hình vuông cạnh a la a2.

(Bài 4) GV quan sát để phát hiện HS làm được; chọn HS đó lên bảng làm bài; tổ chức cho HS thảo luận về cách khác nếu có; GV kết luận như mục Sản phẩm.

(Bài 5) GV chữa bài tập và đặt các câu hỏi thành phần liên quan đến kiến thức đã học; hướng dẫn HS phương pháp suy luận để giải bài toán.

b) Nội dung

Bài 1. Hãy vẽ tam giác đều OAB có cạnh bằng 2 cm. Sau đó, tiếp tục vẽ thêm các tam đều khác có một đỉnh là O và một cạnh chung với tam giác kề với nó.

Bài 2. Chỉ ra tam giác đều, hình vuông, lục giác đều trong hình dưới đây và giải thích.

Bài 3. Đo và vẽ lại vào vở hình (1) và hình (9). Tính chu vi và diện tích của chúng.

Bài 4. Trên hình lục giác đều \(\text{ABCDEF}\), tam giác \(\text{ACE}\) có phải là tam giác đều không? Giải thích lý do.

Bài 5. Hãy cho biết trong hình dưới đây có bao nhiêu hình vuông và giải thích cách đếm.

Une image contenant shoji, mots croisés, intérieur Description générée automatiquement

c) Sản phẩm

Bài 1. Hình vẽ lục giác đều.

Bài 2. (1) Hình vuông, (6) Tam giác đều, (7) Lục giác đều, (9) Hình vuông vì các cạnh của mỗi hình đều bằng nhau.

Bài 3. Hình vẽ hình vuông cạnh bằng 3cm và 5cm; Chu vi là 4.3=12cm và 4.5=20cm; Diện tích là 32=9cm2 và 52=25cm2.

Bài 4. Tam giác \(\text{ACE}\) là tam giác đều, vì:

Une image contenant texte, échelle, périphérique Description générée automatiquement

Cách 1. Đo bằng thước kẻ (hoặc com-pa), ta thấy \(\text{AC} = \text{CE} = \text{EA}\)\(\ \)nên tam giác \(\text{ACE}\) đều.

Cách 2. Lục giác đều \(\text{ABCDEF}\) được ghép thành từ \(6\) tam giác đều y hệt nhau: \(\text{OAB}\), \(\text{OBC}\), \(\text{OCD}\), \(\text{ODE}\), \(\text{OEF}\), \(\text{OFA}\).

Mỗi tứ giác \(\text{OAFE}\), \(\text{OEDC}\), \(\text{OCBA}\) được ghép từ 2 trong số 6 tam giác đều kể trên, chúng cũng giống hệt nhau. Do đó ba đường chéo tương ứng \(\text{AE},\) \(\text{EC}\), \(\text{CA}\) bằng nhau. Vậy \(\text{ACE}\) là tam giác đều.

Bài 5. Cách 1: Đếm theo từng loại theo kích thước: có 9 hình vuông cạnh bằng 1, 4 hình vuông cạnh bằng 2 và 1 hình vuông cạnh 3, tổng cộng là 14 hình vuông.

Cách 2. Đếm số đường chéo sẽ ra số hình vuông. Trên các đường thẳng n và s mỗi đường có 1 đường chéo; trên mỗi đường thẳng p và r đều có 3 đường chéo, cuối cùng trên đường thẳng q có 6 đường chéo. Vậy số hình vuông bằng 14.

Shape Description automatically generated

d) Tổ chức thực hiện

#1: Giáo viên giao lần lượt từng bài trong hệ thống trên yêu cầu làm cẩn thận vào vở.

#2: Học sinh làm bài tập.

#3: Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh tập trung làm bài, cẩn thận thực hiện phép đo, đếm như đã học ở trên, sau đó chữa bài, thảo luận và kết luận những ý sau:

(Bài 1) GV có thể thị phạm trên bảng 2 hình, giải thích rồi yêu cầu HS hoàn thành các hình còn lại vào vở; GV tổ chức thảo luận về tam giác cuối cùng được vẽ (lưu ý vẽ không chuẩn thì hai cạnh sẽ không trùng khít); nêu và gợi ý cho HS nhận xét về số lượng cạnh của hình mới tạo thành; các đường chéo; các góc. GV kết luận, HS ghi vào vở: Hình vừa vẽ được gọi là lục giác đều; các tính chất của nó bao gồm: 6 cạnh bằng nhau; 3 đường chéo bằng nhau; 6 góc bằng nhau; nối các đường chéo được 6 tam giác con đều bằng nhau.

(Bài 2) GV gợi ý cho HS có thể đọc lại nội dung Thế nào là hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, dùng thước để kiểm tra độ dài các cạnh; phát hiện học sinh gặp khó khăn khi xác định hình 9 (hình vuông không “ngay ngắn”); Chọn một vài HS trả lời tại chỗ và kết luận.

(Bài 3) GV yêu cầu học sinh đọc nội dung Chu vi và diện tích hình vuông trong SGK, sau đó làm Bài 3; chọn 2 HS lên bảng làm bài; GV chữa bài tập và chốt lại, HS ghi vào vở: Công thức tính chu vi của hình vuông cạnh a là 4a; công thức tính diện tích hình vuông cạnh a la a2.

(Bài 4) GV quan sát để phát hiện HS làm được; chọn HS đó lên bảng làm bài; tổ chức cho HS thảo luận về cách khác nếu có; GV kết luận như mục Sản phẩm.

(Bài 5) GV chữa bài tập và đặt các câu hỏi thành phần liên quan đến kiến thức đã học; hướng dẫn HS phương pháp suy luận để giải bài toán.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút, làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Học sinh vận tìm hiểu về việc sử dụng tam giác đều, hình vuông, lục giác trong thiết kế mỹ thuật ngoài thực tiễn; vận dụng kĩ năng đã học để vẽ lại.

b) Tổ chức thực hiện

#1: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Em hãy tìm hiểu một ứng dụng (vật) ngoài thực tiễn mà người ta đã sử dụng các hình đã học để trang trí, vẽ lại ứng dụng đó vào vở. Gợi ý: có thể quan sát xung quanh nơi ở, trên các vật liệu hoặc tìm kiếm trên mạng; ứng dụng (vật) có thể bao gồm một hoặc cả ba hình đã học hoặc các hình đều khác.

c) Sản phẩm

: Hình vẽ mô tả ứng dụng (vật) mà em chọn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS.