Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 1. TAM GIÁC ĐỀU, HÌNH VUÔNG, LỤC GIÁC ĐỀU

Môn học: Toán; Lớp 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều và những yếu tố của chúng (cạnh, đường chéo, góc); Công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông.

2. Về năng lực

- Xác định được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều dựa vào một công cụ đo đơn giản; xác định được một số đặc điểm/tính chất của tam giác đều, hình vuông và lục giác đều; sử dụng được dụng cụ học tập để vẽ hình tam giác đều và hình vuông; phân tách và lắp ghép các tam giác đều thành hình lục giác đều.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về đa giác đều để phát hiện một số ứng dụng thực tiễn của chúng và thực hành vẽ mô tả lại ứng dụng đó.

3. Về phẩm chất: Cẩn thận khi sử dụng compa để giữ đúng độ mở, đảm bảo vẽ được các cạnh bằng nhau; cảm nhận được vẻ đẹp – tính cân xứng của các hình đa giác đều cũng như nhận ra sự hiện diện, giá trị của chúng trong đời sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Google Classroom: sử dụng để giao trước các nhiệm vụ sau:

NV1. Đọc hiểu sách giáo khoa, ghi lại ba điều mà con chưa hiểu rõ (nộp trước trên Classroom);

NV2. Tìm hoặc tự chụp ba tấm ảnh có tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều để sẵn trong máy;

Forms 1: yêu cầu ghép nối hình với tên, đính kèm ảnh (câu hỏi không bắt buộc) vào tên gọi cho trước; trả kết quả NV2 (mỗi hình thiết kế 2 câu hỏi không bắt buộc: con đã tìm thấy ví dụ nào cho tam giác đều – trả lời bằng cách nhập text và con hãy tải bức ảnh do mình chuẩn bị, trả lời bằng cách đính kèm file);

Video 2: hướng dẫn cắt gấp và vẽ hình vuông, tam giác đều bằng thước kẻ chia cm, com-pa (nếu thạo kỹ thuật thì làm trực tiếp, quay lại màn hình chứ không cần chuẩn bị trước);

Forms 3: thu bài HĐ 2, đặt câu hỏi: con có khó khăn hoặc câu hỏi gì.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động kĩ năng của học sinh về các hình cơ bản đã học ở tiểu học; phát hiện ra đặc điểm của một số hình cơ bản.

b) Tổ chức thực hiện

#1: Lấy tư liệu: Giáo viên

- Lệnh: “các con hãy quan sát màn hình của thầy / cô”, chia sẻ màn hình tìm kiếm ảnh trên Google với ba từ khoá: “biển cảnh báo nguy hiểm”, “gạch lát nền”, “tổ ong”, mỗi kết quả tải một ảnh;

- Chiếu mỗi ảnh hỏi một học sinh: nội dung biển báo này là gì, ảnh này chụp cái gì.

- Chèn ba ảnh vào form.

- Gửi link forms trên cửa sổ chat của Meet / Zoom / Teams, yêu cầu học sinh trả lời trong vòng 5 phút và trả kết quả NV2;

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS điền forms trong vòng 5 phút.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Lần lượt chiếu ba bản trả lời của học sinh;

- Hỏi mỗi “tác giả”: tại sao con lại chọn hình này là tam giác đều, tại sao con lại lấy ví dụ này cho tam giác đều;

- Khen ngợi, cảm ơn, nhấn mạnh vào ý đúng và nêu vấn đề “chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn đã làm tốt đến đâu”

#4: GV kết luận: hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều gặp rất nhiều trong thực tiễn; Hầu hết các bạn đã gọi đúng tên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về các hình này.

b) Nội dung

: Học sinh quan sát những hình do giáo viên tìm thấy trên google, gán đúng tên gọi mô hình hình học của chúng và nộp minh hoạ đã chuẩn bị sẵn.

c) Sản phẩm

: Bản trả lời trên Google Forms

d) Tổ chức thực hiện

#1: Lấy tư liệu: Giáo viên

- Lệnh: “các con hãy quan sát màn hình của thầy / cô”, chia sẻ màn hình tìm kiếm ảnh trên Google với ba từ khoá: “biển cảnh báo nguy hiểm”, “gạch lát nền”, “tổ ong”, mỗi kết quả tải một ảnh;

- Chiếu mỗi ảnh hỏi một học sinh: nội dung biển báo này là gì, ảnh này chụp cái gì.

- Chèn ba ảnh vào form.

- Gửi link forms trên cửa sổ chat của Meet / Zoom / Teams, yêu cầu học sinh trả lời trong vòng 5 phút và trả kết quả NV2;

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS điền forms trong vòng 5 phút.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Lần lượt chiếu ba bản trả lời của học sinh;

- Hỏi mỗi “tác giả”: tại sao con lại chọn hình này là tam giác đều, tại sao con lại lấy ví dụ này cho tam giác đều;

- Khen ngợi, cảm ơn, nhấn mạnh vào ý đúng và nêu vấn đề “chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn đã làm tốt đến đâu”

#4: GV kết luận: hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều gặp rất nhiều trong thực tiễn; Hầu hết các bạn đã gọi đúng tên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về các hình này.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu và tạo lập ba hình đa giác đều (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: Học sinh học được một số tính chất của ba hình đa giác đều; sử dụng được thước thẳng và compa để vẽ các hình (tam giác đều và hình vuông).

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS tuần từ từng nhiệm vụ ghi ở mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):

GV làm mẫu và giao nhiệm vụ

+ Ra lệnh: các con quan sát kỹ thầy / cô làm rồi làm mẫu và mô tả bằng lời trước caméra từng bước;

+ Tạo nhiệm vụ trên Classroom có để video chỉ dẫn cho học sinh xem lại;

+ Giao nhiệm vụ bằng lời

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên trực để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ nếu cần. HS nộp sản phẩm trên Forms 2.

#3: + Chiếu hai bài nộp của HS;

+ Nhận xét, tuyên dương;

+ Yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi

+ Giáo viên giải đáp

#4: GV chốt kiến thức: chiếu trang sách, nhấn mạnh và đánh dấu thông tin quan trọng, yêu cầu HS ghi vào vở;

b) Nội dung

: Học sinh được yêu cầu thực hiện lần lượt những nhiệm vụ sau:

(i) Gấp cắt hình vuông, tam giác đều;

(ii) Đo các cạnh, các góc mỗi hình, ghi kết quả bên cạnh;

(iii) Vẽ hình vuông, tam giác đều cạnh 5cm bằng dụng cụ học tập.

c) Sản phẩm

: Ảnh chụp trang vở có:

(i-ii) Hình vuông, tam giác đều gấp cắt được cùng kết quả đo đạc;

(iii) Hình vuông, tam giác đều vẽ được bằng thước kẻ, com-pa;

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS tuần từ từng nhiệm vụ ghi ở mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):

GV làm mẫu và giao nhiệm vụ

+ Ra lệnh: các con quan sát kỹ thầy / cô làm rồi làm mẫu và mô tả bằng lời trước caméra từng bước;

+ Tạo nhiệm vụ trên Classroom có để video chỉ dẫn cho học sinh xem lại;

+ Giao nhiệm vụ bằng lời

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên trực để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ nếu cần. HS nộp sản phẩm trên Forms 2.

#3: + Chiếu hai bài nộp của HS;

+ Nhận xét, tuyên dương;

+ Yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi

+ Giáo viên giải đáp

#4: GV chốt kiến thức: chiếu trang sách, nhấn mạnh và đánh dấu thông tin quan trọng, yêu cầu HS ghi vào vở;

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 20 phút)

a) Mục tiêu

: Học sinh rèn luyện kĩ năng cắt gấp, vẽ để tạo ra lục giác đều, sau đó đo, đọc hiểu và ghi lại nhận xét.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ tương tự Hoạt động 2 nhưng với lục giác đều.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): Học sinh làm bài tập. Giáo viên trực để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ nếu cần. HS nộp sản phẩm.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): Chiếu hai bài nộp của HS;

+ Nhận xét, tuyên dương;

+ Yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi

+ Giáo viên giải đáp

#4: GV chốt kiến thức: chiếu trang sách, nhấn mạnh và đánh dấu thông tin quan trọng, yêu cầu HS ghi vào vở;

b) Nội dung

: HS tạo lập và vẽ được lục giác đều, khảo sát và ghi lại được tính chất của lục giác đều.

c) Sản phẩm

: Ảnh chụp trang vở có:

- Lục giác đều gấp cắt được cùng kết quả đo đạc.

- Lục giác đều vẽ được bằng thước kẻ, com-pa và tính chấy của lục giác đều.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ tương tự Hoạt động 2 nhưng với lục giác đều.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): Học sinh làm bài tập. Giáo viên trực để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ nếu cần. HS nộp sản phẩm.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): Chiếu hai bài nộp của HS;

+ Nhận xét, tuyên dương;

+ Yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi

+ Giáo viên giải đáp

#4: GV chốt kiến thức: chiếu trang sách, nhấn mạnh và đánh dấu thông tin quan trọng, yêu cầu HS ghi vào vở;

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Học sinh giải các bài tập trong SGK; Khuyến khích làm một số bài tập bổ sung như giáo án of-line (không bắt buộc) tìm hiểu về việc sử dụng tam giác đều, hình vuông, lục giác trong thiết kế mỹ thuật ngoài thực tiễn; vận dụng kĩ năng đã học để vẽ lại.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: (Nhiệm vụ về nhà): Em hãy

- Giải các bài tập trong SGK

- Tìm hiểu một ứng dụng (vật) ngoài thực tiễn mà người ta đã sử dụng các hình đã học để trang trí, vẽ lại ứng dụng đó vào vở.

- Gợi ý: có thể quan sát xung quanh nơi ở, trên các vật liệu hoặc tìm kiếm trên mạng; ứng dụng (vật) có thể bao gồm một hoặc cả ba hình đã học hoặc các hình đều khác.

c) Sản phẩm

: Bài làm được scan nộp trên classroom.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.