Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 2. Đo chiều dài

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.

– Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Đo được chiều dài bằng thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Đơn vị đo, dụng cụ đo và cách đo chiều dài.

2. Về năng lực: Phát hiện ra cảm nhận sai của giác quan về chiều dài và vai trò quan trọng của việc đo chiều dài trong thực tiễn; xác định được các đơn vị đo, các bước đo chiều dài bằng thước và sử dụng thước để đo chiều dài vật thể, vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về đo chiều dài để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

3. Về phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chắc chắn trước khi đưa ra kết luận; tránh mắc sai lầm do vội vã kết luận từ quan sát cảm tính về kích thước vật thể.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Phiếu học tập số 1: In hình như ở mục Nội dung của Hoạt động 1 (có thể thay thế các kiểu hình tương tự): Mỗi HS một hình (có thể cho các hình ảnh khác nhau).

– Thước thẳng, thước dây, thước cuộn.

– SGK Khoa học tự nhiên 6 (Cánh Diều).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: HS phát hiện cảm nhận sai của giác quan trong một số hiện tượng và vai trò quan trọng của việc đo chiều dài trong thực tiễn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát Phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, ghi kết quả so sánh vào vở. GV quan sát, phát hiện những HS dựa vào cảm nhận để kết luận CD dài hơn AB; phát hiện những HS biết dùng thước để đo để kết luận AB = CD.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV có thể chọn một HS làm đúng và một HS làm sai trình bày tại chỗ kết luận của mình; GV nêu và gợi ý cho HS thảo luận về việc cảm nhận sai của mắt trong một số trường hợp.

#4: GV kết luận: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở: Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát. Vì vậy, ta cần cẩn thận thực hiện đo đạc để đưa ra kết luận. Trong trường hợp này, ta sẽ dùng thước để đo cụ thể độ dài của hai đoạn thẳng và thu được kết quả AB = CD. Đo chiều dài là việc mà chúng ta thường xuyên phải làm và nó hết sức cần thiết trong cuộc sống và trong khoa học.

b) Nội dung

: So sánh độ dài của các đoạn thẳng AB và CD trong hình và giải thích kết quả:

Diagram Description automatically generated

c) Sản phẩm

:

(i) Hai đoạn bằng nhau: AB = CD; (ii) Cách làm: Dùng thước kẻ để đo.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát Phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, ghi kết quả so sánh vào vở. GV quan sát, phát hiện những HS dựa vào cảm nhận để kết luận CD dài hơn AB; phát hiện những HS biết dùng thước để đo để kết luận AB = CD.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV có thể chọn một HS làm đúng và một HS làm sai trình bày tại chỗ kết luận của mình; GV nêu và gợi ý cho HS thảo luận về việc cảm nhận sai của mắt trong một số trường hợp.

#4: GV kết luận: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở: Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát. Vì vậy, ta cần cẩn thận thực hiện đo đạc để đưa ra kết luận. Trong trường hợp này, ta sẽ dùng thước để đo cụ thể độ dài của hai đoạn thẳng và thu được kết quả AB = CD. Đo chiều dài là việc mà chúng ta thường xuyên phải làm và nó hết sức cần thiết trong cuộc sống và trong khoa học.

2. Hoạt động 2: Đơn vị đo, dụng cụ đo và cách đo chiều dài (khoảng 25 phút)

a) Mục tiêu

: HS học được đơn vị đo và cách đo chiều dài; đo được chiều dài của một vật bằng thước.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm bốn HS, phát cho mỗi nhóm một thước dây dùng chung, yêu cầu HS sử dụng thêm thước kẻ và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tìm hiểu các loại thước, đọc thông tin, viết, đo. GV quan sát, gợi ý cho HS có thể đọc thêm nội dung về đơn vị đo chiều dài trong SGK.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:

1. Chọn 2 – 4 nhóm lên bảng viết, mỗi nhóm một dụng cụ; thảo luận về việc lựa chọn dụng cụ; chiều dài, ĐCNN của thước, đơn vị đo chiều dài và kí hiệu; GV kết luận:

Tuỳ đối tượng và mục đích đo, ta cần chọn thước phù hợp. ĐCNN là khoảng cách ngắn nhất giữa hai vạch trên thước, mỗi thước đều có các thông tin đó, ta cần chú ý đọc trước khi sử dụng.

Yêu cầu HS đọc nội dung về đơn vị đo chiều dài và lập bảng ba cột vào vở, viết đơn vị đo, kí hiệu và cách quy đổi giữa các đơn vị.

2. GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về kết quả, lí giải xem tại sao các kết quả có sự sai khác nhau, khác nhau bao nhiêu; GV ghi lên bảng sự sai khác; tổ chức thảo luận về sai số, nguyên nhân là do cách đặt thước đo hoặc đặt mắt nhìn chưa đúng; thảo luận về các bước đo. GV kết luận:

Sai số khi đo có thể do cách đặt thước không ngay ngắn, mắt nhìn không vuông góc.

Các bước đo chiều dài:

+ Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

+ Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

+ Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

b) Nội dung

1. Đọc thông tin trên các loại thước và chỉ ra mỗi loại thước có chiều dài tối đa bao nhiêu, độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là bao nhiêu? Để đo chiều rộng của phòng học, kích thước của cuốn sách thì ta nên lựa chọn thước đo tương ứng như thế nào?

2. Đo kích thước của SGK Khoa học tự nhiên 6.

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

1. Thước dây: dài 3 m, ĐCNN là 1 mm; thước kẻ: dài 20 cm, ĐCNN là 1 mm. Để đo chiều rộng của phòng học, ta nên dùng thước dây; để đo kích thước của sách, ta nên dùng thước kẻ.

2. Kích thước của cuốn sách là: 19 cm × 26,5 cm.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm bốn HS, phát cho mỗi nhóm một thước dây dùng chung, yêu cầu HS sử dụng thêm thước kẻ và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tìm hiểu các loại thước, đọc thông tin, viết, đo. GV quan sát, gợi ý cho HS có thể đọc thêm nội dung về đơn vị đo chiều dài trong SGK.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:

1. Chọn 2 – 4 nhóm lên bảng viết, mỗi nhóm một dụng cụ; thảo luận về việc lựa chọn dụng cụ; chiều dài, ĐCNN của thước, đơn vị đo chiều dài và kí hiệu; GV kết luận:

Tuỳ đối tượng và mục đích đo, ta cần chọn thước phù hợp. ĐCNN là khoảng cách ngắn nhất giữa hai vạch trên thước, mỗi thước đều có các thông tin đó, ta cần chú ý đọc trước khi sử dụng.

Yêu cầu HS đọc nội dung về đơn vị đo chiều dài và lập bảng ba cột vào vở, viết đơn vị đo, kí hiệu và cách quy đổi giữa các đơn vị.

2. GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về kết quả, lí giải xem tại sao các kết quả có sự sai khác nhau, khác nhau bao nhiêu; GV ghi lên bảng sự sai khác; tổ chức thảo luận về sai số, nguyên nhân là do cách đặt thước đo hoặc đặt mắt nhìn chưa đúng; thảo luận về các bước đo. GV kết luận:

Sai số khi đo có thể do cách đặt thước không ngay ngắn, mắt nhìn không vuông góc.

Các bước đo chiều dài:

+ Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

+ Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

+ Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 50 phút)

a) Mục tiêu

: Rèn luyện kĩ năng đo chiều dài; ước lượng chiều dài của vật cần đo; phân biệt và nêu tác dụng của một số loại thước thông dụng.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ HS.

#3: Câu 1. GV giải thích thuật ngữ “Khổ sách” là chiều dài × chiều rộng. Do đó, ta cần đo hai thông số. Tương tự với thuật ngữ “Kích thước” (có thể ba thông số). GV yêu cầu HS thông báo kết quả tại chỗ; GV kết luận tương tự như mục Sản phẩm và nhấn mạnh cách đo.

Câu 2. GV gợi ý HS chọn những thuật ngữ giống như Câu 1; có thể chọn 3 – 4 HS lên bảng viết kết quả; tổ chức cho HS khác thảo luận, bổ sung. GV tổng hợp lại, bổ sung thêm, giải thích một vài thuật ngữ khác như mục Sản phẩm.

Câu 3. GV gợi ý cho HS sử dụng bảng quy đổi giữa các đơn vị; GV nên chọn một HS lên bảng trình bày kết quả; GV nêu và gợi ý HS thảo luận về cách ghi thông số kích thước trên các sản phẩm, quy định ghi kích thước đã học. GV kết luận: Cách thực hiện quy đổi qua một số ví dụ; quy ước ghi kích thước trong kĩ thuật là mm và không ghi đơn vị.

Câu 4. GV có thể chọn một HS trả lời tại chỗ về cách làm, kết quả đo; yêu cầu HS khác bổ sung. GV kết luận: Ta đo “phủ bì”, tức là đo hai điểm xa nhau nhất của từng chiều.

Câu 5. GV khuyến khích sự xung phong của HS. Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thực nghiệm.

b) Nội dung

Câu 1. a) Khổ sách cuốn KHTN 6 là khổ nào? b) Đo kích thước của chiếc hộp đựng bút.

Câu 2. Hãy kể tên những thuật ngữ liên quan đến việc đo chiều dài mà ta hay sử dụng trong cuộc sống và trong học tập.

Câu 3. Một hộp quà có kích thước dài × rộng × cao là 15 cm × 10 cm × 20 cm. Hãy viết kích thước của hộp quà theo đơn vị mm.

Câu 4. Cho một vật có hình như dưới đây. Ta cần làm một khung hình chữ nhật kích thước bé nhất như thế nào để đựng được nó?

Câu 5. Hãy lập phương án để đo kích thước của sàn nhà khi em chỉ có trong tay thước kẻ 20 cm và một cuộn dây.

c) Sản phẩm

Câu 1. a) Khổ sách cuốn KHTN là 19 cm × 26,5 cm; b) Kích thước dài × rộng của chiếc hộp đựng bút là 20 cm × 7 cm.

Câu 2. Những thuật ngữ liên quan đến việc đo chiều dài mà ta hay sử dụng trong cuộc sống và trong học tập: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao, kích thước, khổ, khoảng cách, đường kính, chu vi.

Câu 3. Một hộp quà có kích thước dài × rộng × cao là 15 cm × 10 cm × 20 cm. Kích thước của hộp quà theo đơn vị mm là 150 mm × 100 mm × 200 mm.

Câu 4. Kích thước của một khung hình chữ nhật bao phủ được hình.

Câu 5. Phương án đo: Dùng sợi dây căng theo chiều dài của sàn nhà; gấp sợi chỉ thành các đoạn ngắn bằng nhau; dùng thước 20 cm đo được kết quả; lấy kết quả đo nhân với số đoạn ta được chiều dài của sàn nhà; làm tương tự với chiều rộng của sàn nhà.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ HS.

#3: Câu 1. GV giải thích thuật ngữ “Khổ sách” là chiều dài × chiều rộng. Do đó, ta cần đo hai thông số. Tương tự với thuật ngữ “Kích thước” (có thể ba thông số). GV yêu cầu HS thông báo kết quả tại chỗ; GV kết luận tương tự như mục Sản phẩm và nhấn mạnh cách đo.

Câu 2. GV gợi ý HS chọn những thuật ngữ giống như Câu 1; có thể chọn 3 – 4 HS lên bảng viết kết quả; tổ chức cho HS khác thảo luận, bổ sung. GV tổng hợp lại, bổ sung thêm, giải thích một vài thuật ngữ khác như mục Sản phẩm.

Câu 3. GV gợi ý cho HS sử dụng bảng quy đổi giữa các đơn vị; GV nên chọn một HS lên bảng trình bày kết quả; GV nêu và gợi ý HS thảo luận về cách ghi thông số kích thước trên các sản phẩm, quy định ghi kích thước đã học. GV kết luận: Cách thực hiện quy đổi qua một số ví dụ; quy ước ghi kích thước trong kĩ thuật là mm và không ghi đơn vị.

Câu 4. GV có thể chọn một HS trả lời tại chỗ về cách làm, kết quả đo; yêu cầu HS khác bổ sung. GV kết luận: Ta đo “phủ bì”, tức là đo hai điểm xa nhau nhất của từng chiều.

Câu 5. GV khuyến khích sự xung phong của HS. Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thực nghiệm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về đo chiều dài để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm tức thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Lấy ví dụ từ các môn học hoặc ngoài thực tế về một (hoặc một số) đơn vị đo nhỏ hơn milimét, ghi thông số cụ thể về số đo và cho biết cách thức đo, dụng cụ dùng để đo.

c) Sản phẩm

: Bài làm viết vào 1/2 tờ giấy A4.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm tức thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.