Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 11. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Một số cách đơn giản (lọc, cô cạn, chiết) để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó trong thực tiễn.

2. Về năng lực

- Xác định được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp.

- Tách được chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về tách chất ra khỏi hỗn hợp vào một số trường hợp trong đời sống thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ khi thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 (Cánh Diều).

- Hoá chất: dung dịch NaCl; cát; dầu ăn, nước.

- Dụng cụ: + Khi HS thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm: Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, bình tam giác, phễu chiết, phễu lọc (thuỷ tinh), giấy lọc.

+ Khi HS thực hiện thí nghiệm ở nhà: xoong, bếp ga/bếp điện, chai nhựa, phễu nhựa, giấy lọc.

- HS sử dụng

tài khoản Google Classroom/ Microsoft Teams... được nhà trường/GV cung cấp.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu

: Tạo tình huống/vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. Huy động một số kiến thức thực tiễn của HS về tách chất trong đời sống.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện ở nhà (thực hiện cá nhân). Yêu cầu HS đọc SGK Khoa học tự nhiên 6 (Tr. 67 - 70, Cánh Diều), hoàn thành và nộp sản phẩm học tập vào thời gian trước khi tổ chức tiết học.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS đọc SGK Khoa học tự nhiên 6 (Tr. 67 - 70, Cánh Diều)và thực hiện nhiệm vụ học tập số 1 (cá nhân, ở nhà), đề xuất cách thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp. GV theo dõi từ xa, nắm bắt tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (hoặc qua email) cho GV. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

b) Nội dung

:

Nhiệm vụ học tập số 1

(Thực hiện cá nhân)

Hoàn thành nhiệm vụ theo bảng dưới đây:

STT Hỗn hợp Yêu cầu Đề xuất cách thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp
1 Dung dịch muối ăn Tách muối ăn ra khỏi dung dịch ?
2 Nước có lẫn cát Tách cát ra khỏi hỗn hợp ?
3 Nước và dầu ăn Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp ?

c) Sản phẩm

Phương án đề xuất cách thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp của các HS:

(1) Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn: cô cạn, đun nóng, bay hơi,....;

(2) Tách cát ra khỏi hỗn hợp nước và cát: lọc, gạn,...;

(3) Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn: chiết,...

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện ở nhà (thực hiện cá nhân). Yêu cầu HS đọc SGK Khoa học tự nhiên 6 (Tr. 67 - 70, Cánh Diều), hoàn thành và nộp sản phẩm học tập vào thời gian trước khi tổ chức tiết học.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS đọc SGK Khoa học tự nhiên 6 (Tr. 67 - 70, Cánh Diều)và thực hiện nhiệm vụ học tập số 1 (cá nhân, ở nhà), đề xuất cách thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp. GV theo dõi từ xa, nắm bắt tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (hoặc qua email) cho GV. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp (trực tuyến, khoảng 40 phút)

a) Mục tiêu

: - Xác định được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp; Tách được chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn, lọc, chiết.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao lần lượt cho các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập số 2 và số 3 như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ:

b.1) Đại diện từ 1 - 2 nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

b.2) HS quan sát video/mô phỏng về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp: cô cạn, lọc, chiết và thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập số 3 theo nhóm (5 - 6 HS/nhóm) thông qua sử dụng một số phần mềm/ứng dụng của internet hỗ trợ thảo luận trực tuyến như: Padlet, Zalo,...

#3: b.1) GV tổ chức cho các nhóm tự nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa phương án mà nhóm mình đề xuất so với kết quả của nhóm bạn; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

- Trong các phương án đề xuất tách chất ra khỏi hỗn hợp, kết quả nào là đúng? Tại sao?

- Dựa vào tính chất nào của chất để có thể thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp theo phương án của nhóm đã đề xuất?

b.2) GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập số 3.

#4: GV kết luận:

b.1) (1) Có thể dựa vào tính chất vật lí của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

(2) Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí của chất như: cô cạn, lọc và chiết.

GV nêu vấn đề: Các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp (cô cạn, lọc, chiết) được thực hiện dựa vào tính chất vật lí nào của chất?

b.2) i) Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất khỏi hỗn hợp.

ii) Tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.

iii) Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách lọc.

iv) Tách các chất lỏng không hoà tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

b) Nội dung

b.1) Báo cáo sản phẩm của hoạt động Mở đầu

Nhiệm vụ học tập số 2

(Thực hiện theo nhóm)

(1) Thảo luận thống nhất về đáp án cho các câu hỏi trong nhiệm vụ học tập số 1 và chuẩn bị trình bày bài báo cáo sản phẩm của nhóm trước lớp.

(2) Lắng nghe phần trình bày của các nhóm khác, ghi lại những nội dung của nhóm bạn có kết quả khác với nhóm em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

b.2) Tìm hiểu phương pháp cô cạn, lọc, chiết để tách chất ra khỏi hỗn hợp

Nhiệm vụ học tập số 3

(1) Quan sát video/mô phỏng về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp: cô cạn, lọc, chiết và hoàn thành bảng dưới đây:

STT Phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp Phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa trên tính chất vật lí nào của chất?

1

Cô cạn ?

2

Lọc ?

3

Chiết ?

(2) Xác định tên của các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp tương ứng với mỗi cách tách chất đã đề xuất ở hoạt động “Mở đầu”.

c) Sản phẩm

:

b.1) HS ghi lại được những nội dung của các nhóm có kết quả khác với nhóm mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.

Ví dụ: Phương án đề xuất cách thực hiện tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn là: cô cạn, đun nóng, bay hơi; Tuy nhiên một số nhóm đề xuất phương án: lọc.

Nguyên nhân: Một số nhóm có kết sai do chưa xác định được đúng tính chất của chất để đề xuất phương án tách chất ra khỏi hỗn hợp.

b.2) (1) Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp cô cạn dựa vào các tính chất vật lí sau của chất: các chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao.

(2) Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc dựa vào tính chất vật lí sau của chất: các chất rắn không tan trong chất lỏng.

(3) Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chiết dựa vào tính chất vật lí sau của chất: các chất lỏng không hoà tan trong nhau.

- Tên của các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp tương ứng với mỗi cách tách chất đã đề xuất ở hoạt động “Mở đầu”: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn: cô cạn; Tách cát ra khỏi hỗn hợp nước và cát: lọc; Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn: chiết.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao lần lượt cho các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập số 2 và số 3 như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ:

b.1) Đại diện từ 1 - 2 nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

b.2) HS quan sát video/mô phỏng về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp: cô cạn, lọc, chiết và thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập số 3 theo nhóm (5 - 6 HS/nhóm) thông qua sử dụng một số phần mềm/ứng dụng của internet hỗ trợ thảo luận trực tuyến như: Padlet, Zalo,...

#3: b.1) GV tổ chức cho các nhóm tự nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa phương án mà nhóm mình đề xuất so với kết quả của nhóm bạn; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

- Trong các phương án đề xuất tách chất ra khỏi hỗn hợp, kết quả nào là đúng? Tại sao?

- Dựa vào tính chất nào của chất để có thể thực hiện tách chất ra khỏi hỗn hợp theo phương án của nhóm đã đề xuất?

b.2) GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập số 3.

#4: GV kết luận:

b.1) (1) Có thể dựa vào tính chất vật lí của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

(2) Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí của chất như: cô cạn, lọc và chiết.

GV nêu vấn đề: Các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp (cô cạn, lọc, chiết) được thực hiện dựa vào tính chất vật lí nào của chất?

b.2) i) Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất khỏi hỗn hợp.

ii) Tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn.

iii) Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách lọc.

iv) Tách các chất lỏng không hoà tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: Rèn kĩ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp tách chất phù hợp để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các câu hỏi/bài tập; yêu cầu làm câu hỏi/bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): GV yêu cầu 3 HS trình bày câu trả lời cho các câu hỏi/bài tập 1, 2, 3 (mỗi HS trình bày một câu trả lời cho một câu hỏi). Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh: Tuỳ vào đặc điểm tính chất vật lí của từng chất trong hỗn hợp để lựa chọn phương pháp tách chất phù hợp.

- GV nhận xét (đánh giá) kết quả của các video thí nghiệm (sản phẩm của bài tập 4 thực hành thí nghiệm cô cạn và lọc ở nhà). Chú ý đến những HS có kết quả thí nghiệm chưa tốt, để nhận xét và hướng dẫn HS khắc phục, rút kinh nghiệm.

- Chữa bài tập, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

b) Nội dung

:

HS thực hiện trả lời các câu hỏi/bài tập 1, 2, 3 4, 5 dưới đây:

Câu 1: Trình bày cách tách chất ra khỏi hỗn hợp:

a) Tách đường ra khỏi hỗn hợp nước đường.

b) Tách bột mì ra khỏi hỗn hợp bột mì và nước.

c) Tách xăng ra khỏi hỗn hợp xăng và nước.

Câu 2: Đường bị lẫn một ít cát. Trình bày phương pháp để làm sạch đường.

Câu 3: Nêu một số ứng dụng của phương pháp lọc, phương pháp cô cạn trong thực tế.

Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm dưới đây ở nhà, quay lại video của từng thí nghiệm đã làm và gửi sản phẩm lên hệ thống học tập.

Thí nghiệm 1: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch nước muối ăn bằng cách cô cạn theo các bước sau:

- Lấy 100ml dung dịch nước muối ăn vào xoong (hoặc một dụng cụ có thể sử dụng để đun nóng trong gia đình).

- Đun nóng xoong chứa dung dịch nước muối ăn trên bếp để nước bay hơi hết. Quan sát hiện tượng và giải thích.

Thí nghiệm 2: Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát với nước bằng cách lọc theo các bước sau:

- Gấp giấy lọc và đặt vào phễu lọc (sử dụng phễu nhựa).

- Đặt phễu lọc lên một chai nhựa, làm ướt giấy lọc bằng nước.

- Để cát trong hỗn hợp lắng xuống.

- Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống chai nhựa.

c) Sản phẩm

Câu 1: a) Phương pháp cô cạn: Cô cạn hỗn hợp nước đường, nước bay hơi ta thu được đường.

b) Phương pháp lọc: Vì bột mì không tan trong nước nên dùng phễu lọc sẽ tách riêng được bột mì ra khỏi nước.

c) Phương pháp chiết: Xăng không tan trong nước nổi lên trên, dùng phễu chiết tách nước phía dưới sẽ thu được xăng và nước riêng.

Câu 2: Sử dụng kết hợp phương pháp lọc và cô cạn: Hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước. Khi đó đường bị tan trong nước còn lại cát không tan. Cho giấy lọc vào phễu, lọc và thu phần nước lọc, đem cô cạn phần nước lọc ta thu được đường.

Câu 3:

+ Phương pháp lọc: Lọc nước sinh hoạt từ mạch nước ngầm (nước giếng),...

+ Phương pháp cô cạn: sản xuất muối ăn từ nước biển,...

Câu 4: 02 video tiến hành thí nghiệm ở nhà của HS.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các câu hỏi/bài tập; yêu cầu làm câu hỏi/bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): GV yêu cầu 3 HS trình bày câu trả lời cho các câu hỏi/bài tập 1, 2, 3 (mỗi HS trình bày một câu trả lời cho một câu hỏi). Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh: Tuỳ vào đặc điểm tính chất vật lí của từng chất trong hỗn hợp để lựa chọn phương pháp tách chất phù hợp.

- GV nhận xét (đánh giá) kết quả của các video thí nghiệm (sản phẩm của bài tập 4 thực hành thí nghiệm cô cạn và lọc ở nhà). Chú ý đến những HS có kết quả thí nghiệm chưa tốt, để nhận xét và hướng dẫn HS khắc phục, rút kinh nghiệm.

- Chữa bài tập, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về tách chất ra khỏi hỗn hợp vào một số trường hợp của thực tiễn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: (Nhiệm vụ về nhà)

Nước biển chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt trái đất, tuy nhiên nước biển là nước mặn (có lẫn muối ăn) nên không thể sử dụng để uống. Ngư dân và chiến sĩ ngoài hải đảo thường phải sử dụng rất tiết kiệm nước ngọt do khan hiếm nguồn nước ngọt và giá thành vận chuyển nước ngọt từ đất liền ra khá cao. Em hãy tra cứu thông tin từ mạng internet, SGK,... và cho biết:

a) Có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không? Tại sao?

b) Đề xuất một quy trình phù hợp để tách nước ngọt từ nước biển.

c) Sản phẩm

- Có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi sau đó ngưng tụ nước,...

- HS tự đề xuất quy trình để tách nước ngọt từ nước biển.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.