Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài học: KHÁI NIỆM VỀ THUẬT TOÁN

Môn học: Tin học Lớp 6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt: Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Trong bài học này, HS được học về: bài toán và thuật toán, đầu vào và đầu ra của bài toán.

2. Về năng lực

- Phát hiện được thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán

- Xác định được đầu vào và đầu ra của bài toán và phát biểu được thuật toán của bài toán đó.

- Vận dụng được kiến thức đã học để tìm ra một số thuật toán có trong các môn học khác và thực tiễn xung quanh.

3. Về phẩm chất: HS có ý thức lên kế hoạch từng bước khi giải quyết một công việc cụ thể trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV chuẩn bị học liệu trên một số công cụ hỗ trợ (Random Name Pickers, Padlet, Scratch). GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams/Google Classrooms được nhà trường cung cấp.

- Sách giáo khoa Tin học 6 (Cánh diều).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu

: HS phát hiện được thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán; HS chỉ ra được bài toán và thuật toán giải quyết bài toán đó.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ trên hệ thống học tập trực tuyến (Teams/Google Classroom) hoặc gửi qua Zalo nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi qua các kênh liên lạc trực tuyến, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: GV kiểm tra sản phẩm về nhà của HS, phát hiện, ghi lại những chỗ HS làm sai và những câu hỏi, tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

b) Nội dung

:

1. Liệt kê những hoạt động các em thường làm hàng ngày theo từng bước và viết ra các bước đó.

2. Đọc SGK trang 80-81và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Câu 1: Bài thơ lục bát đó cho biết cách giải quyết của bài toán nào?

Câu 2: Nêu các bước có đánh số thứ tự để giải quyết bài toán đó.

Câu 3: Em hãy chỉ ra đầu vào và đầu ra của bài toán trong bài thơ.

Câu 4: Em hãy chỉ ra đầu vào và đầu ra của bài toán rửa tay đúng cách với xà phòng.

c) Sản phẩm

1. Hoạt động thường làm hàng ngày như đánh răng (bước 1: lấy nước và kem đánh răng, bước 2: đánh răng, bước 3: súc miệng), gấp giấy (bước 1: chọn mẫu cần gấp và chuẩn bị giấy, bước 2: gấp từng bước theo hướng dẫn, bước 3: hoàn thiện sản phẩm, làm toán (bước 1: đọc đề bài, xác định giả thiết, kết luận: bước 2: thực hiện các bước để làm bài, bước 3: ra kết quả), …

2.

Câu 1. Bài toán: Tính diện tích hình thang.

Câu 2. Cách tính:

Bước 1: Lấy độ dài đáy lớn cộng đáy nhỏ.

Bước 2: Lấy kết quả ở bước 1 nhân với chiều cao.

Bước 3: Lấy kết quả ở bước 2 chia 2.

Câu 3. Đầu vào: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

Đầu ra: Diện tích hình thang.

Câu 4. Đầu vào: tay bẩn (chưa được rửa bằng xà phòng)

Đầu ra: tay đã được rửa đúng cách bằng xà phòng

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ trên hệ thống học tập trực tuyến (Teams/Google Classroom) hoặc gửi qua Zalo nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi qua các kênh liên lạc trực tuyến, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: GV kiểm tra sản phẩm về nhà của HS, phát hiện, ghi lại những chỗ HS làm sai và những câu hỏi, tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: Xác định được đầu vào và đầu ra của bài toán và phát biểu được thuật toán của bài toán.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV lần lượt giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ những câu trả lời đúng, sáng tạo và những câu trả lời sai cần được chỉnh sửa.

#3: GV trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi số 1 của 5-6 HS và yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các công việc này vào ô chat của Teams/Zoom.

GV sử dụng công cụ hỗ trợ Random Name Pickers để gọi 3-4 HS ngẫu nhiên lên trình bày bài làm từ câu 2- câu 5 của mình.

GV nhận xét sơ lược về bài làm của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

(i) Trong các kết quả khác nhau, kết quả nào là đúng? Tại sao?

(ii) Đầu vào là dữ liệu cho trước, đầu ra là kết quả cần đạt được, vậy đầu vào và đầu ra ở đây là gì? (câu 3, 4).

#4: GV kết luận và nhận định:

Thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán.

Có thể xem các quy trình tính diện tích hình thang hay rửa tay bằng xà phòng là thuật toán của bài toán và tính diện tích hình thang và bài toán rửa tay bằng xà phòng.

Bài toán: một vấn đề cần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu vào (dữ liệu cho trước) là gì, đầu ra (kết quả cần đạt được) là gì.

Thuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

b) Nội dung

 (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và đánh giá câu trả lời của bạn (đúng/sai). Chỉnh sửa, bổ sung câu trả lời của em (nếu sai/thiếu).

c) Sản phẩm

Bản trình bài bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV lần lượt giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ những câu trả lời đúng, sáng tạo và những câu trả lời sai cần được chỉnh sửa.

#3: GV trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi số 1 của 5-6 HS và yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các công việc này vào ô chat của Teams/Zoom.

GV sử dụng công cụ hỗ trợ Random Name Pickers để gọi 3-4 HS ngẫu nhiên lên trình bày bài làm từ câu 2- câu 5 của mình.

GV nhận xét sơ lược về bài làm của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

(i) Trong các kết quả khác nhau, kết quả nào là đúng? Tại sao?

(ii) Đầu vào là dữ liệu cho trước, đầu ra là kết quả cần đạt được, vậy đầu vào và đầu ra ở đây là gì? (câu 3, 4).

#4: GV kết luận và nhận định:

Thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán.

Có thể xem các quy trình tính diện tích hình thang hay rửa tay bằng xà phòng là thuật toán của bài toán và tính diện tích hình thang và bài toán rửa tay bằng xà phòng.

Bài toán: một vấn đề cần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu vào (dữ liệu cho trước) là gì, đầu ra (kết quả cần đạt được) là gì.

Thuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút online – sau đó offline)

a) Mục tiêu

: HS được rèn luyện kĩ năng xác định bài toán trong thực tế và nêu được thuật toán để giải quyết các bài toán đó.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV nêu một vài ví dụ minh hoạ cho nội dung: một việc được phát biểu thành một bài toán và thuật toán giải quyết nó. Ví dụ các công việc dạy học hàng ngày của thầy, cô (nghiên cứu SGK, chuẩn bị bài giảng, tổ chức cho HS các hoạt động học).

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện truy cập trang Padlet, trả lời bằng cách ghi trực tiếp câu hỏi lên trang Padlet. GV gợi ý khi HS gặp khó khăn, đặc biệt là phần xác định đầu vào và đầu ra của bài toán.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

GV giao HS về nhà đọc và đánh giá các câu trả lời của bạn trên Padlet (thả tim, bình luận)

#4: GV chốt kiến thức: Các em cần tạo thói quen lên kế hoạch cụ thể khi giải quyết một vấn đề, công việc trong cuộc sống (kiểu thuật toán, có đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện trước sau rõ ràng).

b) Nội dung

: GV đưa lên trang Padlet (https://padlet.com/hongnt2021/tin4) các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong một bài tập làm theo nhóm, bạn Mai được giao nhiệm vụ tìm một ảnh đồng hồ thông minh trên Internet.

Em hãy:

a) Phát biểu nhiệm vụ giao cho bạn Mai dưới dạng một bài toán và đặt tên cho bài toán đó.

b) Nêu một thuật toán cho bài toán em vừa phát biểu ở trên, đánh số cho các bước của thuật toán.

Câu 2. Lựa chọn 03 công việc cụ thể được thực hiện theo quy trình em hoặc bạn đã nêu ở hoạt động 1.

Câu 3. Xác định bài toán (bao gồm đầu vào và đầu ra) và thuật toán để giải quyết bài toán đó.

c) Sản phẩm

: Câu trả lời của HS được ghi trực tiếp trên trang Padlet.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV nêu một vài ví dụ minh hoạ cho nội dung: một việc được phát biểu thành một bài toán và thuật toán giải quyết nó. Ví dụ các công việc dạy học hàng ngày của thầy, cô (nghiên cứu SGK, chuẩn bị bài giảng, tổ chức cho HS các hoạt động học).

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện truy cập trang Padlet, trả lời bằng cách ghi trực tiếp câu hỏi lên trang Padlet. GV gợi ý khi HS gặp khó khăn, đặc biệt là phần xác định đầu vào và đầu ra của bài toán.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

GV giao HS về nhà đọc và đánh giá các câu trả lời của bạn trên Padlet (thả tim, bình luận)

#4: GV chốt kiến thức: Các em cần tạo thói quen lên kế hoạch cụ thể khi giải quyết một vấn đề, công việc trong cuộc sống (kiểu thuật toán, có đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện trước sau rõ ràng).

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về bài toán và thuật toán để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm tuc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà. GV giao bài tập cho HS trên hệ thống học tập trực tuyến để thực hiện hai nhiệm vụ sau:

Câu 1. Dưới đây là hình ảnh mê cung, em hãy đưa ra các bước hướng dẫn Robot đi ra khỏi mê cung. Mỗi bước chân của robot đi được một đoạn bằng độ dài cạnh ô vuông của mê cung. Các lệnh được chọn để hướng dẫn robot đi là: Quay trái, Quay phải, Tiến k bước (k là một số nào đó). Bản liệt kê tuần tự các bước làm cho nhân vật chuyển động có phải là một thuật toán không? Vì sao?

Câu 2. Em hãy chỉ ra một số thuật toán được thực hiện trong khi học các môn học khác như Toán, Ngữ Văn, Thể dục….

c) Sản phẩm

: Câu trả lời bài tập vận dụng của HS được nộp trên hệ thống học tập trực tuyến.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm tuc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.