Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

 

Bài 2. Sọ Dừa

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Đặc điểm của truyện cổ tích; Chi tiết kì ảo; nhân vật mang lốt Sọ Dừa; Chủ đề, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa.

2. Về năng lực:

- Nhận biết và chỉ ra được một số đặc điểm của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật; Tóm tắt được truyện Sọ Dừa.

- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết kì ảo, một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật mang lốt Sọ Dừa.

- Xác định được chủ đề, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Giấy A0, phiếu học tập, SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

II. Thiết bị dạy học và học liệu

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động kinh nghiệm đã có của HS về truyện cổ tích, xác định nhiệm vụ học tập.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS đọc phần “Tri thức đọc hiểu” về truyện cổ tích trong SGK và cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu bài tập như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ

#3: GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung nếu cần.

#4: GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm. (ii) Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của thể loại truyện cổ tích thông qua đọc hiểu văn bản Sọ Dừa.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu Đọc phần “Tri thức đọc hiểu” về thể loại truyện cổ tích trong SGK và hoàn thiện phiếu bài tập sau:

Cốt truyện Nhân vật Chủ đề Đề tài Người kể chuyện Lời kể người kể chuyện Yếu tố hoang đường, kì ảo

c) Sản phẩm

Cốt truyện Nhân vật Chủ đề Đề tài Người kể chuyện Lời kể người kể chuyện Yếu tố hoang đường, kì ảo
Thường có yếu tố hoang đường, kết thúc có hâu, kể theo trình tự thời gian Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ thông minh,… Ước mơ về một xã hội công bằng, thiện thắng ác Hiện tượng đời sống được miêu tả trong văn bản

Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”

Ngôi thứ ba giấu mình.

Thường là ngôi thứ ba

Dùng lời kể để thuật lại sự việc Có yếu tố kì ảo, hoang đường

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS đọc phần “Tri thức đọc hiểu” về truyện cổ tích trong SGK và cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu bài tập như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ

#3: GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung nếu cần.

#4: GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm. (ii) Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của thể loại truyện cổ tích thông qua đọc hiểu văn bản Sọ Dừa.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Sọ Dừa* (khoảng 70 phút)**

a) Mục tiêu

: HS hiểu được đặc điểm của truyện cổ tích thông qua xác định được ngôi kể, tóm tắt được truyện Sọ Dừa; hiểu và phân tích được sự ra đời kì lạ, tài năng và phẩm chất của Sọ Dừa; yếu tố kì ảo trong câu chuyện.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao NV cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS hoàn thiện vào vở và phiếu bài tập.

#2: HS thực hiện NV: đọc văn bản, hoàn thiện phiếu bài và câu trả lời vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: 1/ GV yêu cầu HS đọc văn bản và chia lớp thành 3 nhóm, 1 nhóm xác định ngôi kể, 1 nhóm tóm tắt truyện và 1 nhóm xác định bố cục của truyện. HS làm việc theo yêu cầu của GV. GV lưu ý HS đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh ở chi tiết kì ảo. GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung (nếu cần). GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) nhấn mạnh ngôi kể thứ 3 là ngôi kể giấu mình, được sử dụng phổ biến trong truyện cổ tích. GV đặt câu hỏi thêm: Vậy làm thế nào để các em có thể nhận biết được ngôi kể thứ 3 trong truyện cổ tích? GV gợi ý cách nhận biết bằng cách không thấy người kể chuyện trực tiếp xưng “tôi”, “ta”.

2/ HS tiếp tục làm việc theo nhóm để làm việc, đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2 để tìm câu trả lời. GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhóm còn lại bổ sung nếu nhóm đó trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) GV đặt thêm câu hỏi: Em thấy những chi tiết về sự ra đời là có thật hay tưởng tượng? HS thảo luận để chỉ ra được đó là những chi tiết kì ảo. GV nhấn mạnh việc sử dụng chi tiết kì ảo là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích. (iii) GV đặt câu hỏi thêm: Qua nhân vật Sọ Dừa, em có suy nghĩ gì về việc đánh giá một con người? GV gợi ý khi đánh giá một con người không nên đánh giá qua hình thức bề ngoài mà cần đánh giá qua hành động, phẩm chất của người đó.

3/ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để thảo luận. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (2) nhấn mạnh qua những nhân vật này, tác giả dân gian muốn gửi gắm triết lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Đọc văn bản Sọ Dừa và xác định: ngôi kể, bố cục, tóm tắt lại văn bản trong khoảng 5-7 câu.

2. Đọc kĩ đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thành phiếu bài tập sau về nhân vật Sọ Dừa.

Các chi tiết về sự ra đời của Sọ Dừa Các chi tiết thể hiện tài năng và phẩm chất của Sọ Dừa
Nhận xét của em Nhận xét của em

3. Em có nhận xét gì về nhân vật cô Út và hai cô chị trong truyện?

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở và phiếu bài tập.

1/

- Ngôi kể: ngôi thứ ba – ngôi kể giấu mình

- Bố cục: 3 phần: Sự ra đời của Sọ Dừa; Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên; biến cố hãm hại và đoàn tụ vợ chồng.

- Tóm tắt: Truyện kể về nhân vật Sọ Dừa – cậu bé được sinh ra với hình dáng kì lạ nhưng có nhiều tài năng. Sau khi lấy cô Út nhà phú ông, Sọ Dừa trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên. Trong thời gian Sọ Dừa đi sứ thì cô Út bị hai chị hãm hại. Cuối cùng, cô Út vượt qua hoạn nạn, hai vợ chồng được đoàn tụ và sống hạnh phúc với nhau.

2/

Các chi tiết về sự ra đời của Sọ Dừa Các chi tiết thể hiện tài năng và phẩm chất của Sọ Dừa

- Mẹ Sọ Dừa vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước. Bà uống nước trong sọ dừa và có mang, sinh ra Sọ Dừa.

- Sọ Dừa sinh ra không chân, không tay, tròn long lốc, cất tiếng nói xin mẹ nuôi mình

- Sọ Dừa chăn bò, con nào con ấy no căng. Chàng mắc võng đào thổi sáo làm cho bò gặm cỏ.

- Đáp ứng được đồ thách cưới và cô Út đã yêu Sọ Dừa từ trước nên cưới được con gái phú ông một cách nhẹ nhàng.

- Có tài học, đỗ trạng nguyên và làm được quan to.

- Dự kiến trước được những bất ngờ có thể xảy ra khi đi sứ nên đưa cho vợ những vật phòng thân để đối phó với hai chị gái

Nhận xét của em Nhận xét của em
Sọ Dừa ra đời rất kì lạ, dự báo về một con người khác thường, tiêu biểu cho nhân vật mang lốt của truyện cổ tích. Sọ Dừa tuy hình thù xấu xí nhưng là một chàng trai tài năng và có phẩm chất tốt đẹp.

3/

- Cô Út là người hiền lành, thương người ngay cả khi chưa biết gì về con người của Sọ Dừa cô đã đối xử tử tế với chàng. Cô cũng là người biết nhận thức về cái đẹp. Vì vậy, cô có được phần thưởng đáng quý, được Sọ Dừa yêu thương và trở thành bà Trạng.

- Hai cô chị là những người kiêu căng, độc ác. Họ sẽ phải gánh chịu hậu quả cho những việc làm tàn nhẫn của mình.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao NV cho HS như mục Nội dung và yêu cầu HS hoàn thiện vào vở và phiếu bài tập.

#2: HS thực hiện NV: đọc văn bản, hoàn thiện phiếu bài và câu trả lời vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: 1/ GV yêu cầu HS đọc văn bản và chia lớp thành 3 nhóm, 1 nhóm xác định ngôi kể, 1 nhóm tóm tắt truyện và 1 nhóm xác định bố cục của truyện. HS làm việc theo yêu cầu của GV. GV lưu ý HS đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh ở chi tiết kì ảo. GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung (nếu cần). GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) nhấn mạnh ngôi kể thứ 3 là ngôi kể giấu mình, được sử dụng phổ biến trong truyện cổ tích. GV đặt câu hỏi thêm: Vậy làm thế nào để các em có thể nhận biết được ngôi kể thứ 3 trong truyện cổ tích? GV gợi ý cách nhận biết bằng cách không thấy người kể chuyện trực tiếp xưng “tôi”, “ta”.

2/ HS tiếp tục làm việc theo nhóm để làm việc, đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2 để tìm câu trả lời. GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhóm còn lại bổ sung nếu nhóm đó trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) GV đặt thêm câu hỏi: Em thấy những chi tiết về sự ra đời là có thật hay tưởng tượng? HS thảo luận để chỉ ra được đó là những chi tiết kì ảo. GV nhấn mạnh việc sử dụng chi tiết kì ảo là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích. (iii) GV đặt câu hỏi thêm: Qua nhân vật Sọ Dừa, em có suy nghĩ gì về việc đánh giá một con người? GV gợi ý khi đánh giá một con người không nên đánh giá qua hình thức bề ngoài mà cần đánh giá qua hành động, phẩm chất của người đó.

3/ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để thảo luận. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (2) nhấn mạnh qua những nhân vật này, tác giả dân gian muốn gửi gắm triết lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 50 phút)

a) Mục tiêu

: HS khái quát được một số đặc điểm của truyện cổ tích, nghệ thuật sử dụng các chi tiết kì ảo, chủ đề của văn bản Sọ Dừa.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: 1/ HS được hướng dẫn tìm yếu tố kì ảo theo từng đoạn trong bố cục của truyện. HS viết vào vở các yếu tố kì ảo và chỉ ra vai trò, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh, nhận xét lẫn nhau để cùng hoàn thiện sản phẩm. GV chọn 1-2 HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV kết luận: (i) như mục sản phẩm; (ii) nhấn mạnh thêm kì ảo, hoang đường là một trong những yếu tố góp phần chuyển tải nội dung, thông điệp, ý nghĩa, ước mơ của người lao động trong truyện cổ tích. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của người đọc để tiếp tục theo dõi câu chuyện và là phép màu thần kì để giải quyết các xung đột trong truyện.

2/ GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi để tìm chủ đề, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa. GV gọi 1-2 HS trình bày, các HS bổ sung nếu những HS này trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) Qua câu chuyện, tác giả dân gian gửi gắm thông điệp, khi nhìn nhận đánh giá một con người không thể qua vẻ bề ngoài, mà phải thấy được giá trị đích thực trong mỗi con người.

3/ HS được hướng dẫn dựa vào đặc điểm của truyện cổ tích để đưa ra câu trả lời. GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung nếu HS này trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục sản phẩm; (ii) nhấn mạnh muốn xác định một truyện có phải là truyện cổ tích không, cần em cần phải bám sát vào đặc điểm của truyện cổ tích, từ cốt truyện, nhân vật, chủ đề, yếu tố kì ảo.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau đây:

1. Chỉ ra các yếu tố kì ảo trong truyện Sọ Dừa và vai trò của các yếu tố kì ảo này trong truyện.

2. Chủ đề của truyện Sọ Dừa là gì?

3. Tìm những căn cứ để chứng minh Sọ Dừa là một truyện cổ tích?

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

1.

- Các yếu tố kì ảo: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa, *Sọ Dừa sinh ra là một “cục thịt tròn lông lốc” nhưng lại biết nói tiếng người; sau một đêm Sọ Dừa chuẩn bị được tất cả đồ sính lễ, Sọ Dừa từ cục thịt biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú*; Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông, tuy chàng không có chân có tay nhưng chăn bò rất giỏi; Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú; Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

**- Vai trò của c**ác yếu tố kì ảo: thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa, tạo hứng thú cho người đọc; thể hiện ước mơ của nhân dân về những điều tốt đẹp sẽ đến với người hiền lành, lương thiện.

2. Chủ đề: thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, đề cao vẻ đẹp bên trong, là giá trị đích thực của con người

3. Sọ Dừa là truyện cổ tích vì: cốt truyện theo trình tự thời gian,xoay quanh cuộc đời của Sọ Dừa – kiểu nhân vật bất hạnh, người mang lốt vật, có các yếu tố kì ảo, thể hiện mong ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: 1/ HS được hướng dẫn tìm yếu tố kì ảo theo từng đoạn trong bố cục của truyện. HS viết vào vở các yếu tố kì ảo và chỉ ra vai trò, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh, nhận xét lẫn nhau để cùng hoàn thiện sản phẩm. GV chọn 1-2 HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV kết luận: (i) như mục sản phẩm; (ii) nhấn mạnh thêm kì ảo, hoang đường là một trong những yếu tố góp phần chuyển tải nội dung, thông điệp, ý nghĩa, ước mơ của người lao động trong truyện cổ tích. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của người đọc để tiếp tục theo dõi câu chuyện và là phép màu thần kì để giải quyết các xung đột trong truyện.

2/ GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi để tìm chủ đề, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa. GV gọi 1-2 HS trình bày, các HS bổ sung nếu những HS này trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) Qua câu chuyện, tác giả dân gian gửi gắm thông điệp, khi nhìn nhận đánh giá một con người không thể qua vẻ bề ngoài, mà phải thấy được giá trị đích thực trong mỗi con người.

3/ HS được hướng dẫn dựa vào đặc điểm của truyện cổ tích để đưa ra câu trả lời. GV gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung nếu HS này trả lời chưa chính xác. GV kết luận: (i) như mục sản phẩm; (ii) nhấn mạnh muốn xác định một truyện có phải là truyện cổ tích không, cần em cần phải bám sát vào đặc điểm của truyện cổ tích, từ cốt truyện, nhân vật, chủ đề, yếu tố kì ảo.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiên.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: – GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

*: Nhiệm vụ về nhà: ***GV cho HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ về nhà:**

1/ Liên hệ với truyện Sọ Dừa, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người hiện nay? Hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng 5-7 câu.

2/ Sưu tầm một câu chuyện về nhân vật trong đời thực hiện nay có hình dạng xấu xí, khiếm khuyết nhưng lại nhiều tài năng, biết vượt qua số phận và có phẩm chất tốt đẹp như Sọ Dừa và cho biết ý nghĩa của câu chuyện đó.

c) Sản phẩm

: Bài làm của HS về 1 trong 2 nhiệm vụ ở mục Nội dung.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiên.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: – GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.