Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 3. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

(Thời lượng thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất; Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á; Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất; Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn; Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

2. Về năng lực: Trình bày được các giai đoạn tiến hóa của loài người dưới dạng trục thời gian; Phân biệt được vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn; Liệt kê được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

3. Về phẩm chất: Thể hiện được lòng tự hào đối với đất nước Việt Nam - quê hương của một dạng Người tối cổ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Lịch sử và Địa lí 6; Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người; Video khoa học vui mô phỏng quá trình tiến hóa của loài người; Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam; Phần mềm Microsoft Teams...

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu

: HS bước đầu mô tả được các giai đoạn tiến hóa của loài người.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS như mục Nội dung. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi tối trước giờ học.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến GV kết luận những vấn đề chính trong phần mở đầu và dẫn dắt vào hoạt động 2.

b) Nội dung

: HS xem video khoa học vui mô phỏng quá trình tiến hóa của loài người (https://www.youtube.com/watch?v=RQhuGFGyR_k) để thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Video khái quát lại quá trình tiến hóa của loài người dưới sự tác động của môi trường sống và nguồn thức ăn. Em hãy mô tả những thay đổi về ngoại hình và hoạt động của nhân vật “người” trong video qua từng phân cảnh.

(2) Trong video có phân cảnh nhân vật “người” từ chỗ di chuyển bằng 4 chân như động vật đã thay đổi sang đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân như con người. Theo em, điều gì đã khiến cho nhân vật “người” phải đứng thẳng và đi bằng 2 chân sau? Đây có phải là một sự tiến hoá của con người so với trước hay không?

(3) Cuối video nhân vật “người” trong video đã trong khá giống con người hiện nay, song vẫn còn những điểm khác biệt. Vì sao lại vẫn còn những điểm khác biệt như vậy? Theo em, nhân vật “người” trong video cần phải hoàn thiện những bộ phận nào nữa để trở thành người như chúng ta ngày nay? Theo em, quá trình này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hay lâu dài?

c) Sản phẩm

: Kết quả của HS được ghi vào vở/giấy nháp/phiếu học tập:

(1) Lúc đầu đi bằng 4 chân - trông giống động vật, sau đi bằng 2 chân và đứng thẳng - trông giống con người; biết dùng cành cây để làm vũ khí; ăn thức ăn đã nướng chín…

(2) Do phải vươn cao hơn để bắt được con chim đậu trên cành cây và sau đó là tiếp tục đi săn để tìm kiếm thức ăn nên nhân vật “người” dần đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân sau. Đây chính là biểu hiện bước đầu của sự tiến hóa về mặt cơ thể của con người.

(3) Nhân vật “người” trong video còn có những điểm khác biệt so với chúng ta là vì quá trình tiến hóa chưa hoàn thiện. Các bộ phận cơ thể như: tay, chân, dáng đi… phải tiếp tục hoàn thiện mới trong giống hoàn toàn với chúng ta ngày nay. Quá trình này sẽ phải diễn ra rất lâu dài.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS như mục Nội dung. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi tối trước giờ học.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến GV kết luận những vấn đề chính trong phần mở đầu và dẫn dắt vào hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình tiến hóa của loài người (trực tuyến, 60 phút)

a) Mục tiêu

: HS trình bày được quá trình tiến hóa của loài người dưới dạng trục thời gian; Phân biệt được vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn; Liệt kê được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình, sử dụng trục thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người để làm rõ các giai đoạn tiến hóa của loài người trên Trái Đất. Sau đó, GV chia 6 nhóm trên phần mềm MS Teams và giao nhiệm vụ cho HS theo phiếu học tập như mục Nội dung.

#2: HS xác định nhiệm vụ, vào phòng thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các nhóm để hỗ trợ.

#3: GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung và tổ chức báo cáo kết quả thảo luận:

(1) GV chọn 1 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm, GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận: Càng về sau, cấu tạo cơ thể của con người càng trở nên hoàn thiện hơn, điều này chứng tỏ điều gì? Theo em, có những yếu tố nào tác động đến quá trình tiến hóa của loài người? Trong đó, yếu tố nào mang tính quyết định? Nhận xét sự phân bố các di cốt hóa thạch của các dạng người qua các giai đoạn tiến hóa. Vì sao lại có sự phân bố này? Có ý kiến cho rằng: loài người do một đáng thần linh tối cao sáng tạo ra. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Vì sao? HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.

(2) GV chọn 01 nhóm HS trong từng cặp nhiệm vụ chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến. Sau đó, GV chia sẻ và yêu cầu HS xác định vị trí xuất hiện dấu tích của Người tinh khôn trên lược đồ Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam rồi nêu vấn đề: Sự xuất hiện dấu tích của Người tinh khôn nối tiếp ngay sau những dấu tích của Người tối cổ chứng tỏ quá trình tiến hóa từ vượn thành người ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? HS suy nghĩ để trả lời.

(3) GV tổ chức tương tự ở nhiệm vụ 2. Sau đó, GV nêu vấn đề: Theo em, từ sự phân bố rộng khắp dấu tích của người nguyên thủy trên thổ Việt Nam có thể cho rằng Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ hay không? Vì sao? HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

#4: GV chia sẻ màn hình và kết luận:

(1) GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: (1) Sự hoàn thiện về mặt cấu tạo cơ thể của loài người qua thời gian chính là sự thể hiện quá trình tiến hóa không ngừng của con người; (2) Sự phân bố các di cốt hóa thạch của vượn người ở Đông Phi, Người tối cổ ở Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu và Người tinh khôn ở khắp các châu lục chứng tỏ con người đã trải qua quá trình di cư từ Đông Phi đến với các vùng đất mới. Đông Phi chính là chiếc nôi đầu tiên của nhân loại; (3) Lao động là yếu tố mang tính quyết định sự tiến hóa của loài người; (4) Loài người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ tiến hóa thành chứ không phải do bất kì một đấng thần linh nào tạo ra. HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.

(2) và (3): GV kết luận như mục Sản phẩm, GV bổ sung thêm: Sự phân bố các dấu tích của người nguyên thủy ở Đông Nam Á là hết sức rộng và đa dạng, chứng tỏ quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á là liên tục. Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới. HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.

b) Nội dung

: HS làm việc theo nhóm trong vòng 15 phút:

(1) Đọc, quan sát hình ảnh về vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn trong SGK để lập bảng so sánh đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn (nhóm 1-2).

(2). Đọc nội dung về dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á trong SGK để liệt kê những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và nhận xét về phạm vi phân bố các dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á (nhóm 3-4).

(3). Đọc nội dung về dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam trong SGK để liệt kê những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam và nhận xét về phạm vi phân bố các dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam (nhóm 5-6).

c) Sản phẩm

: Kết quả thảo luận nhóm được điền vào phiếu học tập (file word/Power Point):

(1) Bảng so sánh đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn

Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn

- Đặc điểm hình dáng cơ thể: có thể di chuyển bằng 2 chân sau; thể tích hộp sọ trung bình khoảng 400 cm3.

- Di cốt hóa thạch được tìm thấy ở: Đông Phi.

- Đặc điểm hình dáng cơ thể: hoàn toàn đi, đứng bằng 2 chân; thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3 - 1200 cm3.

- Di cốt hóa thạch được tìm thấy ở: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu.

- Đặc điểm hình dáng cơ thể: giống người ngày nay; thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

- Di cốt hóa thạch được tìm thấy ở khắp các châu lục.

(2) Bảng thống kê dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

Hiện vật Địa điểm xuất hiện
Di cốt hóa thạch Pon-a-ung (Mi-an-ma); Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)
Di chỉ đồ đá A-ni-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); Kô-ta Tham-pan (Ma-lai-xi-a); An Khê, Núi Đọ (Việt Nam)

- Nhận xét: Địa bàn phân bố rộng khắp các quốc gia Đông Nam Á. Chứng tỏ Đông Nam Á từng là một trong những khu vực có sự xuất hiện và cư trú của một dạng Người tối cổ trên thế giới.

(3) Bảng thống kê dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

Hiện vật Địa điểm xuất hiện
Di cốt hóa thạch Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Di chỉ đồ đá Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai)

- Nhận xét: Địa bàn phân bố rộng khắp đất nước Việt Nam. Chứng tỏ lãnh thổ Việt Nam từng là một trong những khu vực cư trú của người nguyên thủy.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình, sử dụng trục thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người để làm rõ các giai đoạn tiến hóa của loài người trên Trái Đất. Sau đó, GV chia 6 nhóm trên phần mềm MS Teams và giao nhiệm vụ cho HS theo phiếu học tập như mục Nội dung.

#2: HS xác định nhiệm vụ, vào phòng thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các nhóm để hỗ trợ.

#3: GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung và tổ chức báo cáo kết quả thảo luận:

(1) GV chọn 1 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm, GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận: Càng về sau, cấu tạo cơ thể của con người càng trở nên hoàn thiện hơn, điều này chứng tỏ điều gì? Theo em, có những yếu tố nào tác động đến quá trình tiến hóa của loài người? Trong đó, yếu tố nào mang tính quyết định? Nhận xét sự phân bố các di cốt hóa thạch của các dạng người qua các giai đoạn tiến hóa. Vì sao lại có sự phân bố này? Có ý kiến cho rằng: loài người do một đáng thần linh tối cao sáng tạo ra. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Vì sao? HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.

(2) GV chọn 01 nhóm HS trong từng cặp nhiệm vụ chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến. Sau đó, GV chia sẻ và yêu cầu HS xác định vị trí xuất hiện dấu tích của Người tinh khôn trên lược đồ Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam rồi nêu vấn đề: Sự xuất hiện dấu tích của Người tinh khôn nối tiếp ngay sau những dấu tích của Người tối cổ chứng tỏ quá trình tiến hóa từ vượn thành người ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? HS suy nghĩ để trả lời.

(3) GV tổ chức tương tự ở nhiệm vụ 2. Sau đó, GV nêu vấn đề: Theo em, từ sự phân bố rộng khắp dấu tích của người nguyên thủy trên thổ Việt Nam có thể cho rằng Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ hay không? Vì sao? HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

#4: GV chia sẻ màn hình và kết luận:

(1) GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: (1) Sự hoàn thiện về mặt cấu tạo cơ thể của loài người qua thời gian chính là sự thể hiện quá trình tiến hóa không ngừng của con người; (2) Sự phân bố các di cốt hóa thạch của vượn người ở Đông Phi, Người tối cổ ở Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu và Người tinh khôn ở khắp các châu lục chứng tỏ con người đã trải qua quá trình di cư từ Đông Phi đến với các vùng đất mới. Đông Phi chính là chiếc nôi đầu tiên của nhân loại; (3) Lao động là yếu tố mang tính quyết định sự tiến hóa của loài người; (4) Loài người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ tiến hóa thành chứ không phải do bất kì một đấng thần linh nào tạo ra. HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.

(2) và (3): GV kết luận như mục Sản phẩm, GV bổ sung thêm: Sự phân bố các dấu tích của người nguyên thủy ở Đông Nam Á là hết sức rộng và đa dạng, chứng tỏ quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á là liên tục. Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới. HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (thực hiện ở nhà, hướng dẫn thực hiện: 5 phút)

a) Mục tiêu

: HS lập được phiếu tóm tắt những vấn đề học được sau tiết học.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV chia sẻ phiếu học tập và giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS xác định nhiệm vụ, tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV quan sát, hỗ trợ qua hệ thống quản lí học tập.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

:

HS điền vào phiếu học tập những nội dung đã học, cụ thể:

Họ và tên học sinh:...................................... Lớp:..............................  
Hôm nay mình đã học về

1. Nguồn gốc loài người

.................................................

.................................................

Mình học nội dung này từ:........

2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam

.............................................................................

.............................................................................

Mình học nội dung này từ:.........................................

c) Sản phẩm

:

Phiếu học tập số 2

Câu 1

1. Kết quả phân tích 3 bữa ăn

STT Nhóm Bữa ăn 1 Bữa ăn 2 Bữa ăn 3
1 Giàu tinh bột, đường và chất xơ Gạo tẻ Gạo tẻ Gạo tẻ
2 Giàu chất đạm   Cá, tôm, trứng Cua, thịt
3 Giàu chất béo Dầu ăn/mỡ động vật Dầu ăn/mỡ động vật Dầu ăn/mỡ động vật
4 Giàu vitamin Rau muống, mướp, giá đỗ, cà rốt, su hào   Rau mồng tơi, mướp, rau muống
5 Giàu khoáng chất Rau muống, mướp, giá đỗ, cà rốt, su hào Cá, tôm, trứng Rau mồng tơi, mướp, rau muống, cua, thịt

2. Bữa ăn số 3 hợp lí nhất vì cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm chính cho cơ thể.

Câu 2. Phiếu kết quả tư vấn dinh dưỡng cho bạn

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV chia sẻ phiếu học tập và giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS xác định nhiệm vụ, tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV quan sát, hỗ trợ qua hệ thống quản lí học tập.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: HS thể hiện được lòng tự hào đối với đất nước Việt Nam - quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn thông qua hệ thống quản lí học tập.

#3: GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:

(1). Trong một cuộc tranh luận trên mạng xã hội, có một số quan điểm cho rằng Việt Nam không phải là quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới. Bằng kiến thức đã được học trong bài, em hãy nêu quan điểm của mình về vấn đề này (bài viết không quá 10 dòng và sử dụng các bằng chứng khoa học….).

(2). Sưu tầm tư liệu (chữ viết, hình ảnh) về quá trình tiến hóa của người nguyên thủy ở Việt Nam.

c) Sản phẩm

: HS điền vào phiếu học tập

(1). Bài viết khoảng 10 dòng với nội dung chính: Khẳng định được Việt Nam không phải là quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới; Nêu được ý nghĩa của vấn đề này. Từ đó, thể hiện được cảm xúc tự hào của bản thân đối với đất nước Việt Nam - quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới...

(2). Tư liệu chữ viết, hình ảnh về quá trình tiến hóa của người nguyên thủy ở Việt Nam.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn thông qua hệ thống quản lí học tập.

#3: GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.