Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 3. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

2. Về năng lực

- Nhận biết được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động; Biết cách bày tỏ sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì và góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

3. Về phẩm chất: Ham học, chăm làm, luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập và lao động.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SBT Giáo dục công dân lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo)

- Phiếu bài tập (Phụ lục 1)

- Phần mềm học trực tuyến phù hợp với yêu cầu của Nhà trường (Zoom/MS Teams..)

- Padlet (link: https://padlet.com/duongthuynga70/.......)

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu

: HS bước đầu nhận biết được khái niệm, biểu hiện của siêng năng kiên trì; Bước đầu biết cách nhận xét, đánh giá về siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS vào trang Padlet tải file nhiệm vụ như mục Nội dung.

Hướng dẫn:

HS chụp lại vở ghi kết quả và nộp ảnh chụp lên trang Padlet Hạn cuối cùng nộp bài: 01 ngày trước khi học tiết trực tuyến (Kết quả nội dung 1,2 nộp trước tiết học 1. Kết quả nội dung 3 nộp trước tiết học 2)

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, chụp kết quả và gửi kết quả theo hướng dẫn.

GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của HS thông qua trang padlet, kịp thời phát hiện HS gặp khó khăn và hỗ trợ, hướng dẫn HS giải quyết qua zalo chung của lớp

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS đọc, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn (có thể nhận xét theo nhóm 3, nhóm 4 hoặc theo tổ) ghi nhận xét vào vở để chuẩn bị cho phần trao đổi thảo luận trên phiên trực tuyến.

GV đọc bài, phân loại, phát hiện các kết quả tương đồng, trái chiều, chọn bài hoặc nội dung chứa đựng vấn đề để thảo luận trước lớp trong phiên trực tuyến 1 hoặc 2.

#4: GV kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về việc thực hiện hoạt động 1 của HS: (1) Tiến độ thực hiện. (2) Tinh thần, thái độ học tập. (3) Chọn các 02 sản phẩm có chất lượng (câu ca dao, tục ngữ nhiều HS tìm được: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Liệt kê được nhiều chi tiết chứng tỏ Cừ siêng năng, kiên trì) để kết nối với nội dung các hoạt động tiếp theo.

b) Nội dung

1. Sưu tầm ít nhất 5 câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì và ghi vào vở ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.

2. Đọc câu chuyện “Quan trọng nhất là hành trình…”(SGK -tr12) và liệt kê vào vở các chi tiết cho thấy Cừ là người siêng năng, kiên trì. Em biết những gì về siêng năng, kiêng trì?

3. Hoàn thành phiếu bài tập (phụ lục 1)

c) Sản phẩm

1) HS tìm được một số câu ca dao, tục ngữ như: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Có chí thì nên; Năng nhặt chặt bị

2) Mắt Cừ bị mù phải nghỉ học nhưng quyết tâm học chữ nổi, gặp khó khăn trở ngại nhưng vẫn cố gắng vượt khó khăn, biết cùng những người chung cảnh ngộ vượt khó…;

Siêng năng, kiên trì là làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt ra cho dù gặp khó khăn.

3) PHIẾU BÀI TẬP  
Tình huống Cách xử lí
Tình huống 1 Vẫn đi học võ dù trời mưa
Tình huống 2 Làm xong bài tập mới đi ngủ
Tình huống 3 Nói với bạn: Ngày nghỉ cũng muốn đi đá bóng, nhưng đã đặt kế hoạch sẽ giúp bố mẹ làm việc nhà vào các ngày thứ 7.
Tình huống 4 Không đồng ý với cách làm của bạn Mai
Tình huống 5 Khuyên bạn: Phải thử sức, nếu chưa đạt mục tiêu thì tiếp tục rèn luyện.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS vào trang Padlet tải file nhiệm vụ như mục Nội dung.

Hướng dẫn:

HS chụp lại vở ghi kết quả và nộp ảnh chụp lên trang Padlet Hạn cuối cùng nộp bài: 01 ngày trước khi học tiết trực tuyến (Kết quả nội dung 1,2 nộp trước tiết học 1. Kết quả nội dung 3 nộp trước tiết học 2)

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, chụp kết quả và gửi kết quả theo hướng dẫn.

GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của HS thông qua trang padlet, kịp thời phát hiện HS gặp khó khăn và hỗ trợ, hướng dẫn HS giải quyết qua zalo chung của lớp

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS đọc, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn (có thể nhận xét theo nhóm 3, nhóm 4 hoặc theo tổ) ghi nhận xét vào vở để chuẩn bị cho phần trao đổi thảo luận trên phiên trực tuyến.

GV đọc bài, phân loại, phát hiện các kết quả tương đồng, trái chiều, chọn bài hoặc nội dung chứa đựng vấn đề để thảo luận trước lớp trong phiên trực tuyến 1 hoặc 2.

#4: GV kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về việc thực hiện hoạt động 1 của HS: (1) Tiến độ thực hiện. (2) Tinh thần, thái độ học tập. (3) Chọn các 02 sản phẩm có chất lượng (câu ca dao, tục ngữ nhiều HS tìm được: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Liệt kê được nhiều chi tiết chứng tỏ Cừ siêng năng, kiên trì) để kết nối với nội dung các hoạt động tiếp theo.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì (Thực hiện trực tuyến 30 phút trên Zoom)

a) Mục tiêu

: HS nhận biết được ý nghĩa của siêng năng kiên trì. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

b) Tổ chức thực hiện

#1: Đầu giờ tiết dạy trực tuyếnGV chia sẻ phần sản phẩm của HS trên trang padlet, GV nhấn mạnh câu ca dao về siêng năng, kiên trì được nhiều HS tìm được, câu trả lời cho phần chuyện đọc đầy đủ nhất và giao cho HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS vào phòng thảo luận nhóm (4 phòng) và lập bảng so sánh theo phiếu. GV lần lượt vào các nhóm để quan sát hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép lại những ý kiến trái chiều khi thảo luận, phát hiện kết quả không không giống nhau giữa các nhóm.

#3: GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung, chọn 2 nhóm chia sẻ và trình bày kết quả, những HS khác quan sát, lắng nghe, ghi chép và nhận xét. GV nêu thêm câu hỏi: Em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân mình trong học tập và công việc. Nêu ví dụ cụ thể. Theo em, siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì?. GV hướng dẫn HS ghi câu trả lời vào phần chát để các thành viên trong lớp có thể đọc và chia sẻ thêm.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm và câu trả lời của HS trên phần Chat để phân tích để làm rõ thêm: (1) Siêng năng là sự làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên. Kiên trì sự làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại. (2) Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, lao động và học tập, từ đó gặt hái được nhiều thành công.

b) Nội dung

: Đọc SGK (tr13), thảo luận theo nhóm để tìm ra ý nghĩa của 2 câu danh ngôn: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”; “ Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả”. Rút ra bài học từ 2 câu danh ngôn đó.

c) Sản phẩm

- Kẻ lười biếng không thể có được thành công, muốn thành công nhất định phải siêng năng, chăm chỉ; Nghị lực, kiên trì sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

- Siêng năng, kiên trì là làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt ra cho dù gặp khó khăn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: Đầu giờ tiết dạy trực tuyếnGV chia sẻ phần sản phẩm của HS trên trang padlet, GV nhấn mạnh câu ca dao về siêng năng, kiên trì được nhiều HS tìm được, câu trả lời cho phần chuyện đọc đầy đủ nhất và giao cho HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS vào phòng thảo luận nhóm (4 phòng) và lập bảng so sánh theo phiếu. GV lần lượt vào các nhóm để quan sát hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép lại những ý kiến trái chiều khi thảo luận, phát hiện kết quả không không giống nhau giữa các nhóm.

#3: GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung, chọn 2 nhóm chia sẻ và trình bày kết quả, những HS khác quan sát, lắng nghe, ghi chép và nhận xét. GV nêu thêm câu hỏi: Em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân mình trong học tập và công việc. Nêu ví dụ cụ thể. Theo em, siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì?. GV hướng dẫn HS ghi câu trả lời vào phần chát để các thành viên trong lớp có thể đọc và chia sẻ thêm.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm và câu trả lời của HS trên phần Chat để phân tích để làm rõ thêm: (1) Siêng năng là sự làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên. Kiên trì sự làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại. (2) Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, lao động và học tập, từ đó gặt hái được nhiều thành công.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì (Thực hiện trực tuyến 25 phút trên Zoom)

a) Mục tiêu

: HS biết cách bày tỏ được sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì và góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này; biết cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS bật cam, mở SGK (tr13) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ: Ghi tóm tắt mô tả tranhvà ý kiến cá nhân ra vở. GV quan sát HS làm việc, nhắc nhở những HS để cam chưa đúng vị trí.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận(trực tuyến): GV mời 4 đến 6 HS phát biểu. Những HS khác đối chiếu với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.

GV chia sẻ trên màn hình Padlet, chọn đến địa chỉ của 2 phiếu học tập có kết quả khác nhau (GV lựa chọn từ sản phẩm của hoạt động HS thực hiện ở nhà - nội dung 3).

GV mời 2 HS là tác giả của sản phẩm phát biểu, giải thích lí do vì sao đưa ra những cách xử lí tình huống như vậy, GV tổ chức cho HS tiếp tục dựa trên phiếu học tập mình đã làm ở nhà để chia sẻ thêm về cách nhận xét, đánh giá người siêng năng, kiên trì, cách đưa ra lời khuyên cho bạn trong từng tình huống, cách rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm và phần thảo luận đào sâu để phân tích thêm đưa ra kết luận: (1) HS cần tôn trọng, học hỏi những người siêng năng, kiên trì. (2) Cùng bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện kĩ năng sống và điều chỉnh hành vi cá nhân, kiên quyết loại bỏ những thói quen không tốt, khắc phục những khó khăn, của bản thân để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động.

HS ghi kết luận vào vở.

b) Nội dung

:Quan sát 6 bức tranh (tr13), mô tả hành vi, việc làm, suy nghĩ của các nhân vật trong từng tranh để xác định những hành vi, việc làm trong tranh nào thể hiện sự siêng năng, kiên trì, tranh nào không thể hiện sự siêng năng, kiên trì. Và đưa ra cách ứng của bản thân với những hành vi, việc làm đó.

c) Sản phẩm

: - Tranh 2,3,5,6: Hành vi, việc làm trong tranh biểu hiện sự siêng năng kiên trì không ngại khó khăn => bày tỏ thái độ tôn trọng, ủng hộ, làm theo.

- Tranh 1,4: Hành vi, việc làm trong tranh thể hiện sự thiếu siêng năng, kiên trì, thiếu sự nỗ lực, cố gắng, dễ dàng nản trí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn => Khuyên bạn không nên bỏ cuộc, có thể tự giúp bạn hoặc tìm sự giúp đỡ của thầy cô (tranh 1). Đưa ra 1 số lí do để bạn thấy nên làm xong bài tập rồi mới đi chơi (tranh 4).

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS bật cam, mở SGK (tr13) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ: Ghi tóm tắt mô tả tranhvà ý kiến cá nhân ra vở. GV quan sát HS làm việc, nhắc nhở những HS để cam chưa đúng vị trí.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận(trực tuyến): GV mời 4 đến 6 HS phát biểu. Những HS khác đối chiếu với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.

GV chia sẻ trên màn hình Padlet, chọn đến địa chỉ của 2 phiếu học tập có kết quả khác nhau (GV lựa chọn từ sản phẩm của hoạt động HS thực hiện ở nhà - nội dung 3).

GV mời 2 HS là tác giả của sản phẩm phát biểu, giải thích lí do vì sao đưa ra những cách xử lí tình huống như vậy, GV tổ chức cho HS tiếp tục dựa trên phiếu học tập mình đã làm ở nhà để chia sẻ thêm về cách nhận xét, đánh giá người siêng năng, kiên trì, cách đưa ra lời khuyên cho bạn trong từng tình huống, cách rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm và phần thảo luận đào sâu để phân tích thêm đưa ra kết luận: (1) HS cần tôn trọng, học hỏi những người siêng năng, kiên trì. (2) Cùng bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện kĩ năng sống và điều chỉnh hành vi cá nhân, kiên quyết loại bỏ những thói quen không tốt, khắc phục những khó khăn, của bản thân để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động.

HS ghi kết luận vào vở.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (HS thực hiện ở nhà, sử dụng trang Padlet)

a) Mục tiêu

: HS thực hiện được một số việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HS thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 1 tháng (ghi chép lại quá trình vào sổ). GV theo dõi, động viên, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

#3: GV gắn nhiệm vụ lên Padlet, HS gửi bài viết hoàn thiện lên trang Padlet. aHS theo sự hướng dẫn của GV sẽ truy cập vào trang Padlet đánh giá và bình chọn ra những bài viết đặc sắc, ấn tượng thể hiện được rõ kết quả của quá trình rèn luyện tính siêng, năng kiên trì.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên:………………………………………………………………Lớp:………….

   
Tình huống 1 Mô tả tình huống Cách xử lí và giải thích
1. Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ không. Em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
2. Đêm đã khuya và trời rất lạnh nhưng Liên vẫn chưa làm xong bài tập cô giao, Liên phân vân không biết nên đi ngủ hay tiếp tục làm xong bài tập? Nếu là Liên, em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
3. Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang rủ đi đá bóng. Tuấn thắc mắc: cả tuần học rồi, hôm nay được nghỉ thì phải đi chơi cho thoải mái, lần nào sang tớ cũng thấy cậu làm việc nhà là sao? Nếu em là Hùng, em sẽ nói như thế nào với Tuấn?    
4. Năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành HS giỏi toán, Hoa luôn cố gắng học tập và làm các bài khó. Một lần thấy Hoa loay hoay với bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn Giải bài tập toán 6 và nói: Cậu chép cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian nghĩ. Em có đồng tình với ý kiến của Mai không? Vì sao?    
5. Hai tháng nữa đến Hội khỏe Phù Đổng của trường, Minh muốn tham gia thử sức ở cự li 1000m cho nam. Hoàng khuyên Minh không nên tham gia vì ở trường có nhiều người chạy rất nhanh. Em sẽ trả lời Hoàng như thế nào.    

2. Phụ lục 2: Hình ảnh sử dụng cho trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Hình 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim

b) Nội dung

: (Nhiệm vụ về nhà): Em hãy chọn một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của hạt giống đó. Chụp lại hình ảnh sự trưởng thành của hạt cây và viết một bài ngắn (350 – 500 từ) chia sẻ sự trải nghiệm này với các bạn trong lớp (những khó khăn, trở ngại, cảm xúc vui, buồn…).

c) Sản phẩm

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia sẻ màn hình và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HS thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 1 tháng (ghi chép lại quá trình vào sổ). GV theo dõi, động viên, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

#3: GV gắn nhiệm vụ lên Padlet, HS gửi bài viết hoàn thiện lên trang Padlet. aHS theo sự hướng dẫn của GV sẽ truy cập vào trang Padlet đánh giá và bình chọn ra những bài viết đặc sắc, ấn tượng thể hiện được rõ kết quả của quá trình rèn luyện tính siêng, năng kiên trì.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên:………………………………………………………………Lớp:………….

   
Tình huống 1 Mô tả tình huống Cách xử lí và giải thích
1. Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ không. Em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
2. Đêm đã khuya và trời rất lạnh nhưng Liên vẫn chưa làm xong bài tập cô giao, Liên phân vân không biết nên đi ngủ hay tiếp tục làm xong bài tập? Nếu là Liên, em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
3. Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang rủ đi đá bóng. Tuấn thắc mắc: cả tuần học rồi, hôm nay được nghỉ thì phải đi chơi cho thoải mái, lần nào sang tớ cũng thấy cậu làm việc nhà là sao? Nếu em là Hùng, em sẽ nói như thế nào với Tuấn?    
4. Năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành HS giỏi toán, Hoa luôn cố gắng học tập và làm các bài khó. Một lần thấy Hoa loay hoay với bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn Giải bài tập toán 6 và nói: Cậu chép cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian nghĩ. Em có đồng tình với ý kiến của Mai không? Vì sao?    
5. Hai tháng nữa đến Hội khỏe Phù Đổng của trường, Minh muốn tham gia thử sức ở cự li 1000m cho nam. Hoàng khuyên Minh không nên tham gia vì ở trường có nhiều người chạy rất nhanh. Em sẽ trả lời Hoàng như thế nào.    

2. Phụ lục 2: Hình ảnh sử dụng cho trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Hình 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim