Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài . KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sở thích của em

Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; Lớp 6

(Thời lượng thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Phát hiện được sở thích của bản thân; tự tin với sở thích của mình.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: sở thích, sở thích lành mạnh.

2. Về năng lực

- Phát hiện ra sở thích của bản thân;

- Biết mỗi người đều có sở thích riêng và tôn trọng sở thích riêng của họ.

- Phân biệt được sở thích lành mạnh và không lành mạnh;

- Xây dựng được lộ trình nuôi dưỡng sở thích lành mạnh của bản thân.

- Tự tin thể hiện được sở thích của bản thân

- Phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện phẩm chất nhân ái như thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt với người khác, rèn luyện đức tính chăm chỉ, trách nhiệm khi chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập và trung thực của học sinh khi tự khám phá, nhận thức về bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Hệ thống học tập và các phần mềm miễn phí (mentimeter, padlet, flipgrid)

– SGK Hoạt động trải nghiệm

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Sở thích của em (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu

: HS nhận diện được sở thích của bản thân, biết sự đa dạng và tôn trọng sở thích riêng của những người khác.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua link GV gửi trên hệ thống quản lý học tập theo hướng dẫn. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

GV trình chiếu link để cả lớp cùng theo dõi.

GV mời 1-2 bạn HS trong lớp nhận xét sự đa dạng các sở thích của các thành viên trong lớp, sở thích nào có nhiều thành viên giống nhau nhất, sở thích nào ít nhất, tỷ lệ nam/ nữ ở mỗi sở thích… (Lưu ý, không phán xét sở thích của HS theo quan điểm cá nhân). GV gợi ý HS tìm ra điểm chung về những điều thú vị mà mỗi nhóm tìm thấy ở sở thích của mình.

Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, GV có thể chọn một bài HS hiểu đúng và một bài HS hiểu chưa đúng về điều yêu thích và sở thích. GV gợi ý HS phân biệt tính hoạt động của sở thích (ví dụ: HS thích pizza/ Thích nấu ăn…) và tần suất thực hiện (ví dụ: 1 năm 1 lần/ hàng tuần, hàng tháng…) và kết luận:

Ai cũng có những sở thích riêng. Sở thích của em có thể giống hoặc không giống với những người khác. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen, đem lại cho con người niềm vui, sự hứng khởi. Những sở thích làm nên sự độc đáo của riêng em. Mọi sở thích đều thú vị bởi đem đến cho cá nhân em thêm kiến thức, năng lực và những cảm giác tích cực trong cuộc sống.

b) Nội dung

:

Bước 1. Em hãy truy cập đường link sau:

https://padlet.com/thaotrinh87/mptvgvplrq25ioaz

Bước 2. Hãy nhìn vào màn hình, nếu em thấy mình có cùng sở thích với những sở thích có sẵn (ví dụ: Tập võ, vẽ, hát, chơi lego….), hãy vào mục “Thêm bình luận”, ghi lại ít nhất hai điều e thấy thú vị từ sở thích của mình.

Nếu chưa thấy sở thích của mình trùng với những sở thích đã có, ấn vào nút (+) màu hồng, ghi: SỞ THÍCH:……. ( sở thích của em), ấn nút Publish.

Sau đó, vào mục “thêm bình luận” về ít nhất hai điều em thấy thú vị ở sở thích của mình.

c) Sản phẩm

1. HS nêu được sở thích của bản thân, biết tự ghép nhóm cùng sở thích với các bạn (nếu có);

2. HS giải thích được 02 điều thú vị của sở thích đó.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua link GV gửi trên hệ thống quản lý học tập theo hướng dẫn. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

GV trình chiếu link để cả lớp cùng theo dõi.

GV mời 1-2 bạn HS trong lớp nhận xét sự đa dạng các sở thích của các thành viên trong lớp, sở thích nào có nhiều thành viên giống nhau nhất, sở thích nào ít nhất, tỷ lệ nam/ nữ ở mỗi sở thích… (Lưu ý, không phán xét sở thích của HS theo quan điểm cá nhân). GV gợi ý HS tìm ra điểm chung về những điều thú vị mà mỗi nhóm tìm thấy ở sở thích của mình.

Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, GV có thể chọn một bài HS hiểu đúng và một bài HS hiểu chưa đúng về điều yêu thích và sở thích. GV gợi ý HS phân biệt tính hoạt động của sở thích (ví dụ: HS thích pizza/ Thích nấu ăn…) và tần suất thực hiện (ví dụ: 1 năm 1 lần/ hàng tuần, hàng tháng…) và kết luận:

Ai cũng có những sở thích riêng. Sở thích của em có thể giống hoặc không giống với những người khác. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen, đem lại cho con người niềm vui, sự hứng khởi. Những sở thích làm nên sự độc đáo của riêng em. Mọi sở thích đều thú vị bởi đem đến cho cá nhân em thêm kiến thức, năng lực và những cảm giác tích cực trong cuộc sống.

2. Hoạt động 2: Có phải sở thích nào cũng lành mạnh (trực tuyến, khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: HS phân biệt được sở thích lành mạnh và không lành mạnh.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: (i) Tất cả HS trả lời trên link GV gửi, sau đó theo dõi câu trả lời của cả lớp trên màn hình. (ii). GV điều hành phần trình bày, hỗ trợ kỹ thuật nếu HS gặp khó khăn.

#3: – GV nhận xét sơ lược tổng hợp về kết quả của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

(i) Sở thích không lành mạnh nào mà HS thường mắc phải?

(ii) Những nguyên nhân nào là nguyên nhân chính khiến HS cho rằng sở thích đó không lành mạnh?

(iii) Liệu có khi nào một sở thích lành mạnh (như đọc sách) lại trở thành không lành mạnh không?

(iii) Với sở thích lành mạnh/ không lành mạnh, HS cần phải làm gì?

#4: – Không phải sở thích nào cũng là sở thích lành mạnh.

– Cách xác định sở thích lành mạnh:

+ Không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự an toàn của bản thân

+ Thời gian dành cho sở thích đó cần cân đối với các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi khác.

+ Không làm ảnh hưởng tới người khác và xã hội.

Mọi người nên nuôi dưỡng những sở thích lành mạnh và loại bỏ những sở thích không có lợi cho bản thân, người khác và toàn xã hội.

b) Nội dung

Truy cập đường link sau và trả lời câu hỏi: https://www.menti.com/nsmgwpxyb5

1. Hãy nêu tên một sở thích HS thường thực hiện mà em cho là không lành mạnh?

2. Nêu ít nhất 3 nguyên nhân khiến em cho rằng sở thích đó không lành mạnh

c) Sản phẩm

: HS ghi lại câu trả lời trên link.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: (i) Tất cả HS trả lời trên link GV gửi, sau đó theo dõi câu trả lời của cả lớp trên màn hình. (ii). GV điều hành phần trình bày, hỗ trợ kỹ thuật nếu HS gặp khó khăn.

#3: – GV nhận xét sơ lược tổng hợp về kết quả của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

(i) Sở thích không lành mạnh nào mà HS thường mắc phải?

(ii) Những nguyên nhân nào là nguyên nhân chính khiến HS cho rằng sở thích đó không lành mạnh?

(iii) Liệu có khi nào một sở thích lành mạnh (như đọc sách) lại trở thành không lành mạnh không?

(iii) Với sở thích lành mạnh/ không lành mạnh, HS cần phải làm gì?

#4: – Không phải sở thích nào cũng là sở thích lành mạnh.

– Cách xác định sở thích lành mạnh:

+ Không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự an toàn của bản thân

+ Thời gian dành cho sở thích đó cần cân đối với các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi khác.

+ Không làm ảnh hưởng tới người khác và xã hội.

Mọi người nên nuôi dưỡng những sở thích lành mạnh và loại bỏ những sở thích không có lợi cho bản thân, người khác và toàn xã hội.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: HS được tự tin thể hiện sở thích, khả năng của bản thân thông qua thực hiện sản phẩm tự chọn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

HS đã xem video của các bạn ở nhà, bởi vậy, trong buổi họp trực tuyến, GV mở link và cùng HS nhận xét chung về sản phẩm của cả lớp, cách nhận xét của HS trong mỗi video.

GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS về quá trình thực hiện sản phẩm, khó khăn/ thuận lợi khi thực hiện hoạt động (chia sẻ cảm xúc, bài học thu nhận và kỹ năng được hình thành).

GV trình chiếu một số sản phẩm của HS trên lớp.

GV nhận xét, khen ngợi sản phẩm và sự tích cực hoạt động của HS.

GV kết luận: Được làm như sở thích đem lại niềm vui, cảm giác tích cực cho mọi người. Cảm giác lo lắng khi thể hiện, chia sẻ sở thích của em với người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Hãy tự tin thể hiện sở thích của em trong cuộc sống, bởi đó cũng là cơ hội để em được làm điều em muốn, thể hiện bản thân mình, chia sẻ niềm vui của em với mọi người và tìm được những người bạn có cùng sở thích để chia sẻ. Hãy tự tin với bản thân mình.

b) Nội dung

:

Bước 1. Em hãy truy cập đường link sau: (lưu ý hoàn thành bài trước ngày….)

https://flipgrid.com/9048fa9f

Bước 2. Hãy ấn vào nút: Add responses và tạo video theo yêu cầu.

HS tạo video trực tuyến, có thể bổ sung hiệu ứng (effect) hoặc hình ảnh (gif, image…) đã tích hợp sẵn trên công cụ.

Bước 3. Sau khi tạo xong video, hãy bấm submit your video để chia sẻ cùng các bạn trong lớp nhé.

Bước 4. Chậm nhất một ngày trước giờ học, mời cả lớp quay trở lại xem lại video của các bạn, hãy comment dưới video và bình chọn (thả tim) cho những video mà em yêu thích nhé (hãy lưu ý sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tích cực)

c) Sản phẩm

:

1. Sản phẩm video đăng trên link đúng hạn

2. Nhận xét và bình chọn (thả tim) cho các video chậm nhất vào buổi tối trước khi bắt đầu lớp học.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập:

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):

HS đã xem video của các bạn ở nhà, bởi vậy, trong buổi họp trực tuyến, GV mở link và cùng HS nhận xét chung về sản phẩm của cả lớp, cách nhận xét của HS trong mỗi video.

GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS về quá trình thực hiện sản phẩm, khó khăn/ thuận lợi khi thực hiện hoạt động (chia sẻ cảm xúc, bài học thu nhận và kỹ năng được hình thành).

GV trình chiếu một số sản phẩm của HS trên lớp.

GV nhận xét, khen ngợi sản phẩm và sự tích cực hoạt động của HS.

GV kết luận: Được làm như sở thích đem lại niềm vui, cảm giác tích cực cho mọi người. Cảm giác lo lắng khi thể hiện, chia sẻ sở thích của em với người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Hãy tự tin thể hiện sở thích của em trong cuộc sống, bởi đó cũng là cơ hội để em được làm điều em muốn, thể hiện bản thân mình, chia sẻ niềm vui của em với mọi người và tìm được những người bạn có cùng sở thích để chia sẻ. Hãy tự tin với bản thân mình.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về lập kế hoạch nuôi dưỡng thói quen lành mạnh.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm tuc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: – GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: HS về nhà làm bản kế hoạch được trang trí với nội dung như sau:

1. Một sở thích lành mạnh của bản thân

2. Thời gian thực hiện sở thích (ngày, giờ cụ thể theo thời gian biểu mỗi cá nhân)

3. Quay phim/ chụp ảnh/ viết bài giới thiệu một sản phẩm HS đã thực hiện trong tuần của một sở thích lành mạnh đã liệt kê.

c) Sản phẩm

:

Bảng kế hoạch trang trí (vẽ bảng, sơ đồ mind-map, hình vẽ…. ) với đầy đủ nội dung 1,2.

Ảnh chụp/ video/ bài giới thiệu sản phẩm đã thực hiện trong tuần của sở thích lành mạnh HS đã liệt kê.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm tuc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: – GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.