Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

KHÁM PHÁ SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG CỦA EM

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân; tự tin với sở thích, khả năng của mình.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Khám phá sở thích, khả năng của bản thân.

2. Về năng lực: Phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân; Tự tin thể hiện được sở thích, khả năng của bản thân trong hoạt động học tập và cuộc sống; Lập được kế hoạch thể hiện sở thích, khả năng của bản thân trong hoạt động học tập và thực hiện theo kế hoạch đó; Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý.

3. Về phẩm chất: Chủ đề góp phần hình thành phẩm chất nhân ái như: Thể hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác về các giá trị của bản thân; Trình bày được quyền, mong muốn của bản thân trong thực hiện các hoạt động.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Phiếu học tập số 1

- Câu chuyện kể “Cuộc thi của các loài động vật trong rừng”

- Giấy A0, giấy vẽ, bút màu, quả bóng nhỏ

- SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu – Trò chơi “Vòng tròn kết nối” (Khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: HS bước đầu phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân; Tạo sự hứng thú, tích cực cho HS và giới thiệu vào chủ đề.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung: GV hướng dẫn cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, khi nhạc bật lên tất cả HS cùng hát theo bài hát và chuyền tay nhau quả bóng, khi nhạc dừng mà quả bóng đang trên tay bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu bản thân theo yêu cầu. Sau đó cả lớp lại tiếp tục hát theo bài hát và truyền bóng đến khi kết thúc trò chơi.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hát, chuyền bóng và giới thiệu bản thân. GV quan sát HS chơi, khen ngợi và khuyến khích HS thực hiện trò chơi.

#3: GV lần lượt mời một số HS chia sẻ về cảm xúc, kinh nghiệm của mình thu nhận được sau khi chơi trò chơi, các HS khác bổ sung. GV đưa ra gợi ý để HS thảo luận về việc nhận diện đặc điểm của bản thân thông qua thực hiện trò chơi.

#4: GV kết luận: Mỗi người có một đặc điểm riêng, việc nhận diện những đặc điểm này sẽ giúp các em đánh giá đúng đặc điểm bản thân mình, giúp định hướng các em trong hoạt động học tập và cuộc sống.

b) Nội dung

: Yêu cầu nội dung giới thiệu bản thân: Họ và tên; Sở thích của em; Khả năng, uớc mơ của em

c) Sản phẩm

: Kết quả giới thiệu của HS thể hiện được cho các bạn biết về: Họ và Tên; Sở thích của em; Khả năng, ước mơ của em.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung: GV hướng dẫn cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, khi nhạc bật lên tất cả HS cùng hát theo bài hát và chuyền tay nhau quả bóng, khi nhạc dừng mà quả bóng đang trên tay bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu bản thân theo yêu cầu. Sau đó cả lớp lại tiếp tục hát theo bài hát và truyền bóng đến khi kết thúc trò chơi.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hát, chuyền bóng và giới thiệu bản thân. GV quan sát HS chơi, khen ngợi và khuyến khích HS thực hiện trò chơi.

#3: GV lần lượt mời một số HS chia sẻ về cảm xúc, kinh nghiệm của mình thu nhận được sau khi chơi trò chơi, các HS khác bổ sung. GV đưa ra gợi ý để HS thảo luận về việc nhận diện đặc điểm của bản thân thông qua thực hiện trò chơi.

#4: GV kết luận: Mỗi người có một đặc điểm riêng, việc nhận diện những đặc điểm này sẽ giúp các em đánh giá đúng đặc điểm bản thân mình, giúp định hướng các em trong hoạt động học tập và cuộc sống.

2. Hoạt động 2: Phát hiện sở thích, khả năng bản thân (Khoảng 20 phút)

a) Mục tiêu

: Phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân;Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát cho HS phiếu học tập số 1 và hướng dẫn HS thực hiện phiếu theo yêu cầu như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện, ghi kết quả vào phiếu bài tập. GV quan sát, phát hiện những HS thực hiện tốt phiếu học tập và những HS còn khó khăn khi xác định các đặc điểm; hỗ trợ và khuyến khích HS thực hiện phiếu nhằm xác định sở thích, khả năng của bản thân.

#3: GV tổ chức cho HS chia sẻ phiếu bài tập đã thực hiện theo nhóm đôi

GV mời 1 số HS chia sẻ kết quả thực hiện phiếu bài tập trước lớp (Lưu ý: Động viên khuyến khích HS tích cực chia sẻ; Khi nghe bạn chia sẻ HS không được thể hiện thái độ tiêu cực, không phù hợp khi nghe các bạn chia sẻ)

GV đặt câu hỏi gợi ý HS thảo luận về kết quả thực hiện phiếu nhằm xác định: Về sự đa dạng về sở thích, khả năng của HS; Những khó khăn cuả HS khi thực hiện phiếu (Không xác định được sở thích hoặc khả năng nào đó của bản thân); Kinh nghiệm/ bài học rút ra từ hoạt động này.

#4: GV kết luận: GV kết luận: Để xác định được sở thích, khả năng của bản thân các em cần tự nhận thức rõ ràng về những hoạt động mình yêu thích (Môn học, món ăn, hoạt động giải trí…); về những hoạt động mình cần làm, những hoạt động mình đạt được kết quả tốt và những hoạt động mình cần phải cố gắng hơn. Việc nhận diện sở thích, khả năng giúp em tự tin, phát huy để đem lại sự thành công trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó em cũng cần xác định được những điều mà bản thân cần cố gắng hơn để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hơn nữa bản thân mình.

b) Nội dung

:

1. Sở thích của em trong học tập và cuộc sống.

2. Khả năng của em trong học tập và cuộc sống

Sở thích Liệt kê các hoạt động hàng ngày Những việc em có thể làm tốt Những việc cần cố gắng hơn
       
       

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện phiếu của HS thể hiện được: (1) Sở thích của bản thân; (2) Nhận diện những hoạt động hàng ngày của bản thân; (3) Khả năng của bản thân; (4) Những điều mà em cần cố gắng hơn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát cho HS phiếu học tập số 1 và hướng dẫn HS thực hiện phiếu theo yêu cầu như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện, ghi kết quả vào phiếu bài tập. GV quan sát, phát hiện những HS thực hiện tốt phiếu học tập và những HS còn khó khăn khi xác định các đặc điểm; hỗ trợ và khuyến khích HS thực hiện phiếu nhằm xác định sở thích, khả năng của bản thân.

#3: GV tổ chức cho HS chia sẻ phiếu bài tập đã thực hiện theo nhóm đôi

GV mời 1 số HS chia sẻ kết quả thực hiện phiếu bài tập trước lớp (Lưu ý: Động viên khuyến khích HS tích cực chia sẻ; Khi nghe bạn chia sẻ HS không được thể hiện thái độ tiêu cực, không phù hợp khi nghe các bạn chia sẻ)

GV đặt câu hỏi gợi ý HS thảo luận về kết quả thực hiện phiếu nhằm xác định: Về sự đa dạng về sở thích, khả năng của HS; Những khó khăn cuả HS khi thực hiện phiếu (Không xác định được sở thích hoặc khả năng nào đó của bản thân); Kinh nghiệm/ bài học rút ra từ hoạt động này.

#4: GV kết luận: GV kết luận: Để xác định được sở thích, khả năng của bản thân các em cần tự nhận thức rõ ràng về những hoạt động mình yêu thích (Môn học, món ăn, hoạt động giải trí…); về những hoạt động mình cần làm, những hoạt động mình đạt được kết quả tốt và những hoạt động mình cần phải cố gắng hơn. Việc nhận diện sở thích, khả năng giúp em tự tin, phát huy để đem lại sự thành công trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó em cũng cần xác định được những điều mà bản thân cần cố gắng hơn để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hơn nữa bản thân mình.

3. Hoạt động 3: Tôn trọng sự khác biệt về sở thích, khả năng của bản thân và người khác (Khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu

: Thể hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác về sở thích, khả năng của mỗi cá nhân.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS nghe câu chuyện “Cuộc thi trèo cây của các loại động vật trong rừng” (Phụ lục 1) và định hướng HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi như mục Nội dung.

#2: HS lắng nghe câu chuyện kể và suy nghĩ về nội dung, giá trị thể hiện của câu chuyện. Trong giai đoạn này GV có thể giải thích rõ các nội dung, chi tiết nếu như HS chưa hiểu hoặc yêu cầu

#3: Gv tổ chức thảo luận trước lớp với các câu hỏi định hướng: “Để đánh giá năng lực của các con vật trong rừng, thầy giáo đã đưa ra yêu cầu gì? Theo em yêu cầu của GV có phù hợp để đánh giá năng lực của các con vật không, tại sao? Khi nhận được nhiệm vụ đó, các con vật đã thực hiện như thế nào? Đánh giá của em về cách thực hiện nhiệm vụ của các con vật? Khi được giao nhiệm vụ không phù hợp, con cá đã có suy nghĩ gì, tại sao? Giá trị mà em rút ra được thông qua hoạt động này là gì?”

- GV mời một số HS chia sẻ về bài học bản thân thu nhận được từ thông điệp của câu chuyện.

- GV mời 1 số HS nói những thông điệp tích cực với các bạn trong lớp sau hoạt động tìm hiểu câu chuyện.

- Gv khen ngợi, động viên, khuyến khích HS chia sẻ.

#4: GV kết luận: Mỗi người có sở thích và khả năng riêng biệt không giống nhau; vì vậy các em cần tự tin với sở thích, khả năng của bản thân mình; đồng thời thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt về sở thích và khả năng của người khác. Không nên so sánh bản thân mình với người khác vì mỗi người đều có thế mạnh riêng.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu nghe, phân tích và ghi vào vở về nội dung và giá trị trong câu chuyện “Cuộc thi trèo cây của các loại động vật trong rừng” để trả lời các câu hỏi sau:

(1) Việc thực hiện nhiệm vụ của các con vật có giống nhau không? Thông điệp muốn truyền tải là gì?

(2) Khi con cá được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ không phù hợp, nó đã có suy nghĩ gì? Tại sao? Thông điệp rút ra từ câu chuyện?

c) Sản phẩm

(1) Sự khác biệt về sở thích, khả năng của cá nhân: Mỗi người đều có giá trị riêng, cần tôn trọng giá trị của người khác.

(2) Nhận diện được quyền, mong muốn của bản thân trong hoạt động. Cần tự tin với đặc điểm, giá trị của bản thân, không so sánh mình với người khác.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS nghe câu chuyện “Cuộc thi trèo cây của các loại động vật trong rừng” (Phụ lục 1) và định hướng HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi như mục Nội dung.

#2: HS lắng nghe câu chuyện kể và suy nghĩ về nội dung, giá trị thể hiện của câu chuyện. Trong giai đoạn này GV có thể giải thích rõ các nội dung, chi tiết nếu như HS chưa hiểu hoặc yêu cầu

#3: Gv tổ chức thảo luận trước lớp với các câu hỏi định hướng: “Để đánh giá năng lực của các con vật trong rừng, thầy giáo đã đưa ra yêu cầu gì? Theo em yêu cầu của GV có phù hợp để đánh giá năng lực của các con vật không, tại sao? Khi nhận được nhiệm vụ đó, các con vật đã thực hiện như thế nào? Đánh giá của em về cách thực hiện nhiệm vụ của các con vật? Khi được giao nhiệm vụ không phù hợp, con cá đã có suy nghĩ gì, tại sao? Giá trị mà em rút ra được thông qua hoạt động này là gì?”

- GV mời một số HS chia sẻ về bài học bản thân thu nhận được từ thông điệp của câu chuyện.

- GV mời 1 số HS nói những thông điệp tích cực với các bạn trong lớp sau hoạt động tìm hiểu câu chuyện.

- Gv khen ngợi, động viên, khuyến khích HS chia sẻ.

#4: GV kết luận: Mỗi người có sở thích và khả năng riêng biệt không giống nhau; vì vậy các em cần tự tin với sở thích, khả năng của bản thân mình; đồng thời thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt về sở thích và khả năng của người khác. Không nên so sánh bản thân mình với người khác vì mỗi người đều có thế mạnh riêng.

4. Hoạt động 4: . Luyện tập - Hoạt động triển lãm, hội chợ “Giá trị bản thân em” (Khoảng 40 phút)

a) Mục tiêu

: Tự tin thể hiện được sở thích, khả năng của bản thân trong hoạt động học tập và cuộc sống; Trình bày được quyền, mong muốn của bản thân trong thực hiện các hoạt động.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia nhóm HS theo các nhóm sở thích, khả năng của các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm tối đa 4 thành viên. Sau đó hướng dẫn HS sáng tạo sản phẩm của nhóm theo sở thích, khả năng của bản thân để thực hiện hoạt động triển lãm, hội chợ.

- Cách thức thực hiện hoạt động triển lãm, hội chợ: Mỗi nhóm chọn cho mình một vị trí trong lớp để trưng bày, thể hiện sản phẩm của nhóm. Sau đó các nhóm sẽ trưng bày, giới thiệu/ trình diễn sản phẩm; các thành viên trong lớp sẽ đánh giá sản phẩm triển lãm.

#2: HS chia nhóm, thực hiện thảo luận nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo yêu cầu, ghi lại biên bản làm việc của nhóm.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, HS thực hiện “triển lãm, hội chợ” và đánh giá sản phẩm của nhóm khác.

#3: GV mời từng nhóm lên trưng bày/ trình diễn sản phẩm, các nhóm và cá nhân HS tiến hành đánh giá sản phẩm nhóm bạn thông qua phiếu đánh giá được phát (3 điều mà em thích nhất trong sản phẩm của nhóm bạn), sau đó dán phiếu này lên sản phẩm của nhóm được đánh giá.

GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS sau khi kết thúc hoạt động để các nhóm: Mô tả lại quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm; Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện; Kinh nghiệm, bài học mà các em rút ra từ hoạt động…

GV tổ chức cho HS viết thu hoạch cá nhân ngắn sau khi thực hiện hoạt động (Chia sẻ cảm xúc thu nhận, bài học thu nhận và các kỹ năng được hình thành)

GV nhận xét, khen ngợi sản phẩm và sự tích cực hoạt động của các nhóm và cá nhân HS.

#4: GV kết luận: Khi xác định được sở thích, khả năng của bản thân; các em cần tự tin thể hiện sở thích, khả năng đó trong hoạt động học tập và cuộc sống; sản phẩm và giá trị của các em sẽ được thể hiện và được mọi người thừa nhận. Từ đó em thể hiện được quyền, mong muốn của bản thân trong thực hiện các hoạt động với những người xung quanh

b) Nội dung

: HS thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Đặt tên nhóm theo sở thích, khả năng của nhóm, xác định mục tiêu của nhóm

  • Dự kiến sản phẩm mà nhóm sẽ thực hiện

  • Phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, thời hạn hoàn thành

Thực hiện hoàn thành sản phẩm “triển lãm, hội chợ”

c) Sản phẩm

:

- Sản phẩm thể hiện đặc trưng về sở thích của nhóm (Tranh vẽ, mô hình, chuyện kể, tiểu phẩm….)

- Kết quả đánh giá sản phẩm “triển lãm, hội chợ” của các nhóm

- Biên bản làm việc của nhóm có ghi rõ việc thảo luận và phân công nhiệm vụ cho các thành viên

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia nhóm HS theo các nhóm sở thích, khả năng của các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm tối đa 4 thành viên. Sau đó hướng dẫn HS sáng tạo sản phẩm của nhóm theo sở thích, khả năng của bản thân để thực hiện hoạt động triển lãm, hội chợ.

- Cách thức thực hiện hoạt động triển lãm, hội chợ: Mỗi nhóm chọn cho mình một vị trí trong lớp để trưng bày, thể hiện sản phẩm của nhóm. Sau đó các nhóm sẽ trưng bày, giới thiệu/ trình diễn sản phẩm; các thành viên trong lớp sẽ đánh giá sản phẩm triển lãm.

#2: HS chia nhóm, thực hiện thảo luận nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo yêu cầu, ghi lại biên bản làm việc của nhóm.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, HS thực hiện “triển lãm, hội chợ” và đánh giá sản phẩm của nhóm khác.

#3: GV mời từng nhóm lên trưng bày/ trình diễn sản phẩm, các nhóm và cá nhân HS tiến hành đánh giá sản phẩm nhóm bạn thông qua phiếu đánh giá được phát (3 điều mà em thích nhất trong sản phẩm của nhóm bạn), sau đó dán phiếu này lên sản phẩm của nhóm được đánh giá.

GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS sau khi kết thúc hoạt động để các nhóm: Mô tả lại quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm; Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện; Kinh nghiệm, bài học mà các em rút ra từ hoạt động…

GV tổ chức cho HS viết thu hoạch cá nhân ngắn sau khi thực hiện hoạt động (Chia sẻ cảm xúc thu nhận, bài học thu nhận và các kỹ năng được hình thành)

GV nhận xét, khen ngợi sản phẩm và sự tích cực hoạt động của các nhóm và cá nhân HS.

#4: GV kết luận: Khi xác định được sở thích, khả năng của bản thân; các em cần tự tin thể hiện sở thích, khả năng đó trong hoạt động học tập và cuộc sống; sản phẩm và giá trị của các em sẽ được thể hiện và được mọi người thừa nhận. Từ đó em thể hiện được quyền, mong muốn của bản thân trong thực hiện các hoạt động với những người xung quanh

5. Hoạt động 5: Vận dụng - Lập kế hoạch phát triển giá trị bản thân (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng để lập kế hoạch thể hiện sở thích và khả năng đã xác định trong hoạt động học tập.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch thể hiện sở thích và khả năng đã xác định trong hoạt động học tập. HS sẽ thực hiện nhiệm vụ ở nhà và sẽ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tuần sau. Sau đó HS sẽ thực hiện ký một bản cam kết thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, thể hiện sản phẩm ra giấy tùy vào sự sáng tạo của HS. GV theo dõi, hỗ trợ trong quá trình thực hiện nếu các em có khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. HS ký bản cam kết thực hiện kế hoạch đã xây dựng

#3: GV nhận xét vào kế hoạch của HS (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV chọn một số kế hoạch tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Gv tổ chức báo cáo việc thực hiện kế hoạch mà HS đã xây dựng vào thời điểm phù hợp để khuyến khích HS thực hiện và giúp HS thấy được mức độ thay đổi của bản thân cũng như ưu điểm của việc tự tin thể hiện đặc điểm bản thân.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: HS thực hiện lập kế hoạch thể hiện sở thích và khả năng của bản thân trong hoạt động học tập; chụp ảnh lại sản phẩm đã thực hiện để trình diễn và nộp cho GV:

1. Sở thích và khả năng của em trong học tập.

2. Những việc làm cụ thể để thể hiện sở thích, khả năng của em trong học tập; Những việc làm cụ thể để khắc phục hạn chế của em trong học tập.

3. Thời gian, không gian thực hiện (ngày, giờ cụ thể theo thời gian biểu học tập; thực hiện ở nhà hay trên lớp…).

4. Kết quả dự kiến em mong muốn đạt được trong từng thời điểm

Bản cam kết thực hiện kế hoạch đã xây dựng

c) Sản phẩm

- Bản kế hoạch thể hiện sở thích và khả năng của bản thân trong hoạt động học tập được chụp ảnh lại để trình diễn và nộp cho GV

- Bản cam kết thực hiện kế hoạch đã xây dựng của HS

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch thể hiện sở thích và khả năng đã xác định trong hoạt động học tập. HS sẽ thực hiện nhiệm vụ ở nhà và sẽ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tuần sau. Sau đó HS sẽ thực hiện ký một bản cam kết thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, thể hiện sản phẩm ra giấy tùy vào sự sáng tạo của HS. GV theo dõi, hỗ trợ trong quá trình thực hiện nếu các em có khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. HS ký bản cam kết thực hiện kế hoạch đã xây dựng

#3: GV nhận xét vào kế hoạch của HS (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV chọn một số kế hoạch tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Gv tổ chức báo cáo việc thực hiện kế hoạch mà HS đã xây dựng vào thời điểm phù hợp để khuyến khích HS thực hiện và giúp HS thấy được mức độ thay đổi của bản thân cũng như ưu điểm của việc tự tin thể hiện đặc điểm bản thân.