Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

– Môn học/HĐGD: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6 –

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu như than, gas, xăng dầu,...

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Một số nhiên liệu thông dụng (than, xăng, dầu, gas) và tính chất, ứng dụng của chúng; sơ lược về an ninh năng lượng.

2. Về năng lực: Nhận biết và trình bày được tính chất, ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống (than, gas, xăng, dầu,...); biết cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hàng ngày.

3. Về phẩm chất: Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng nhiên liệu; biết quý trọng và tiết kiệm nhiên liệu thông qua tìm hiểu sơ lược về an ninh năng lượng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Khoa học tự nhiên 6.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS để nhận biết được một số nhiên liệu thông dụng trong đời sống hàng ngày và phân loại chúng.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV có thể chọn hai HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ tại chỗ. GV ghi lên bảng tên các chất đốt theo từng nhóm mà HS đã phân loại; sau đó tổ chức cho HS thảo luận: Các chất đốt trên được dùng trong đời sống với những mục đích gì?

#4: GV kết luận:

(i) Dựa vào thể (trạng thái), có thể phân loại các chất đốt thành ba loại: rắn (than, củi), lỏng (xăng, và bảo quản chúng sao cho an toàn.

(ii) Các chất đốt được dùng để nấu chín thức ăn, sưởi ấm, thắp sáng và chạy các động cơ xe cộ, máy móc. Tóm lại, chúng được dùng để đốt cháy, cung cấp nhiệt và ánh sáng cho con người và được gọi chung là nhiên liệu.

Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất và ứng dụng của mỗi loại nhiên liệu, GV giao cho HS tìm hiểu sang Hoạt động 2.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu kể tên các chất đốt thường gặp trong đời sống hàng ngày và phân loại chúng theo thể (trạng thái).

c) Sản phẩm

– Một số chất đốt thường gặp: than, củi, gas, xăng, dầu, cồn, nến, biogas,...

– Phân loại chất đốt: ở thể rắn: than, củi, nến; ở thể lỏng: xăng, dầu; ở thể khí: gas, biogas.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV có thể chọn hai HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ tại chỗ. GV ghi lên bảng tên các chất đốt theo từng nhóm mà HS đã phân loại; sau đó tổ chức cho HS thảo luận: Các chất đốt trên được dùng trong đời sống với những mục đích gì?

#4: GV kết luận:

(i) Dựa vào thể (trạng thái), có thể phân loại các chất đốt thành ba loại: rắn (than, củi), lỏng (xăng, và bảo quản chúng sao cho an toàn.

(ii) Các chất đốt được dùng để nấu chín thức ăn, sưởi ấm, thắp sáng và chạy các động cơ xe cộ, máy móc. Tóm lại, chúng được dùng để đốt cháy, cung cấp nhiệt và ánh sáng cho con người và được gọi chung là nhiên liệu.

Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất và ứng dụng của mỗi loại nhiên liệu, GV giao cho HS tìm hiểu sang Hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Tính chất và ứng dụng của một số loại nhiên liệu (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: HS trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng, từ đó biết cách cất trữ

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV nhắc nhở HS ghi chép vào vở dưới dạng bảng.

#3: GV có thể chọn một HS lên bảng trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, sau đó tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung sau:

(i) Dựa vào khả năng bắt cháy và đặc điểm về thể của các nhiên liệu trên, ta cần phải cất trữ, bảo quản chúng như thế nào sao cho an toàn và hạn chế khả năng gây hoả hoạn?

(ii) Việc đốt cháy các nhiên liệu trên ảnh hưởng như thế nào đến môi trường không khí?

#4: GV kết luận, nhận định:

(i) Tính chất và ứng dụng của mỗi loại nhiên liệu như mục Sản phẩm.

(ii) Về cất trữ và bảo quản các nhiên liệu: Than là chất rắn, có thể được đựng trong bao tải, túi, thùng,...; cần để than xa nguồn lửa. Xăng, dầu là chất lỏng, dễ bắt cháy hơn, cần phải chứa trong thùng, bình chứa,... có nắp đậy và để xa nguồn lửa. Gas là chất khí, rất dễ bắt cháy, cần phải được nén trong các bình bằng thép để tránh rò rỉ ra ngoài, đồng thời để cách xa nguồn nhiệt.

(iii) Các nhiên liệu trên khi đốt cháy sẽ sinh ra các khí thải (carbon dioxide, sulfur dioxide), khói, tro bụi, do đó gây ra hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường không khí.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu Đọc nội dung về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu trong SGK và hoàn thành bảng sau:

  Gas Xăng, dầu Than
Thể (Trạng thái)      
Cháy được (Có/ không)      
Khả năng bắt cháy (Dễ hay khó)      
Ứng dụng      

c) Sản phẩm

  Gas Xăng, dầu Than
Thể (Trạng thái) Khí Lỏng Rắn
Cháy được
Khả năng bắt cháy Rất dễ Dễ Khó hơn
Ứng dụng chính Đun nấu Chạy động cơ xe máy, ô tô, tàu thuỷ,... Đun nấu, sưởi ấm, sản xuất công nghiệp

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV nhắc nhở HS ghi chép vào vở dưới dạng bảng.

#3: GV có thể chọn một HS lên bảng trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, sau đó tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung sau:

(i) Dựa vào khả năng bắt cháy và đặc điểm về thể của các nhiên liệu trên, ta cần phải cất trữ, bảo quản chúng như thế nào sao cho an toàn và hạn chế khả năng gây hoả hoạn?

(ii) Việc đốt cháy các nhiên liệu trên ảnh hưởng như thế nào đến môi trường không khí?

#4: GV kết luận, nhận định:

(i) Tính chất và ứng dụng của mỗi loại nhiên liệu như mục Sản phẩm.

(ii) Về cất trữ và bảo quản các nhiên liệu: Than là chất rắn, có thể được đựng trong bao tải, túi, thùng,...; cần để than xa nguồn lửa. Xăng, dầu là chất lỏng, dễ bắt cháy hơn, cần phải chứa trong thùng, bình chứa,... có nắp đậy và để xa nguồn lửa. Gas là chất khí, rất dễ bắt cháy, cần phải được nén trong các bình bằng thép để tránh rò rỉ ra ngoài, đồng thời để cách xa nguồn nhiệt.

(iii) Các nhiên liệu trên khi đốt cháy sẽ sinh ra các khí thải (carbon dioxide, sulfur dioxide), khói, tro bụi, do đó gây ra hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường không khí.

3. Hoạt động 3: . Luyện tập (khoảng 40 phút)

a) Mục tiêu

: HS rèn luyện kĩ năng đo nhiệt độ; lựa chọn nhiệt kế phù hợp để đo nhiệt độ.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1. HS sử dụng kinh nghiệm cá nhân và kiến thức đã học về oxygen – không khí để giải thích. GV gợi ý để HS thảo luận về vai trò của các yếu tố sau đối với sự cháy: (1) lượng oxygen, (2) lượng nhiên liệu và (3) diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen (hoặc không khí). GV kết luận và yêu cầu HS ghi chép: Để sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, chúng ta cần: (1) cung cấp đủ oxygen cho sự cháy; (2) tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với không khí; (3) điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

Câu 2. a) GV gợi ý cho HS sử dụng kết luận ở Câu 1 để giải thích tác dụng của các lỗ rỗng. b) GV phân tích tác hại của các khí thải sinh ra từ việc đốt than tổ ong, gợi ý HS ngoài biện pháp bảo đảm an toàn trước mắt khi dùng than tổ ong, cần có biện pháp lâu dài: thay thế than tổ ong bằng nhiên liệu hoặc nguồn năng lượng khác sạch và an toàn hơn.

Câu 3. Từ kết quả tính toán được, GV đặt ra vấn đề về an ninh năng lượng và giới thiệu sơ lược: Mọi hoạt động của con người đều cần phải tiêu thụ nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than, xăng dầu, gas đều có được từ khai thác khoáng sản (được gọi là nhiên liệu hoá thạch/ nhiên liệu không tái tạo) nên sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Do đó, ngoài việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, chúng ta cần nghiên cứu để sử dụng các nguồn năng lượng hoặc nhiên liệu tái tạo khác: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học,...

b) Nội dung

: HS được yêu cầu làm các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1. Khi đốt nhiên liệu, những việc làm sau đây có tác dụng gì?

a) Thêm cồn vào bếp khi lửa sắp tắt b) Chẻ nhỏ củi trước khi dùng để đun nấu
c) Quạt gió vào lò than khi nhóm lửa d) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp

Câu 2. Để tạo những viên than tổ ong, người ta trộn lẫn than tạp chất với bùn rồi ép thành viên hình trụ, có nhiều lỗ rỗng ở giữa như hình dưới đây.

A picture containing indoor, different, several Description automatically generated

a) Cấu tạo có các lỗ rỗng ở giữa của than tổ ong có tác dụng như thế nào?

b) Khi cháy, than tổ ong thường tạo ra nhiều khi thải nguy hiểm như carbon oxide, sulfur dioxide,..., đặc biệt là khi thiếu không khí. Các khí trên gây ra các bệnh về đường hô hấp ở người, thậm chí có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Theo em, trong trường hợp sử dụng than tổ ong, chúng ta cần làm gì để bảo đảm an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình?

Câu 3. Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2016, toàn thế giới tiêu thụ 7 766 triệu tấn than, trong khi lượng than dự trữ tính đến tháng 5/2021 là 1 033 700 triệu tấn (theo Worldometers\[1\]). Giả sử trung bình mỗi năm thế giới đều tiêu thụ lượng than bằng với năm 2016, em hãy tính xem con người còn có thể sử dụng than thêm bao nhiêu năm nữa?

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

Câu 1.

a) Lửa cháy to hơn vì được cung cấp thêm nhiên liệu.

b) Củi sau khi chẻ nhỏ cháy tốt hơn vì tiếp xúc được với nhiều oxygen hơn.

c) Lửa cháy to hơn vì được cung cấp thêm oxygen.

d) Giữ cho bếp không tắt và lửa không cháy quá to, vì làm giảm lượng oxygen đi vào bếp.

Câu 2.

a) Việc tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp không khí dễ dàng lưu thông trong lỗ và tiếp xúc với than, từ đó giúp viên than cháy tốt hơn.

b) Để giữ an toàn khi sử dụng than tổ ong, cần đặt bếp ở nơi thoáng gió, rộng rãi, không được để bếp trong phòng kín; vừa để cung cấp đủ không khí cho than cháy, vừa tránh cho các khí thải tích tụ trong nhà.

Câu 3. Số năm tiêu thụ than còn lại của con người: 1 033 700 : 7 766 = 133,1 (năm).

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1. HS sử dụng kinh nghiệm cá nhân và kiến thức đã học về oxygen – không khí để giải thích. GV gợi ý để HS thảo luận về vai trò của các yếu tố sau đối với sự cháy: (1) lượng oxygen, (2) lượng nhiên liệu và (3) diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen (hoặc không khí). GV kết luận và yêu cầu HS ghi chép: Để sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, chúng ta cần: (1) cung cấp đủ oxygen cho sự cháy; (2) tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với không khí; (3) điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

Câu 2. a) GV gợi ý cho HS sử dụng kết luận ở Câu 1 để giải thích tác dụng của các lỗ rỗng. b) GV phân tích tác hại của các khí thải sinh ra từ việc đốt than tổ ong, gợi ý HS ngoài biện pháp bảo đảm an toàn trước mắt khi dùng than tổ ong, cần có biện pháp lâu dài: thay thế than tổ ong bằng nhiên liệu hoặc nguồn năng lượng khác sạch và an toàn hơn.

Câu 3. Từ kết quả tính toán được, GV đặt ra vấn đề về an ninh năng lượng và giới thiệu sơ lược: Mọi hoạt động của con người đều cần phải tiêu thụ nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than, xăng dầu, gas đều có được từ khai thác khoáng sản (được gọi là nhiên liệu hoá thạch/ nhiên liệu không tái tạo) nên sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Do đó, ngoài việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, chúng ta cần nghiên cứu để sử dụng các nguồn năng lượng hoặc nhiên liệu tái tạo khác: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học,...

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để tự xem xét thực tế sử dụng nhiên liệu trong gia đình mình và có những điều chỉnh phù hợp về hành vi, thái độ.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới. GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.

  1. Số liệu thống kê đã được đổi đơn vị từ short ton (tấn thiếu) thành tấn.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Từ thực tế sử dụng nhiên liệu ở nhà, em hãy trình bày cụ thể những điều chỉnh cần thiết trong thói quen sử dụng nhiên liệu của gia đình mình để đảm bảo tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.

c) Sản phẩm

: Bài trình bày của HS được ghi chép vào giấy A4.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới. GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.

  1. Số liệu thống kê đã được đổi đơn vị từ short ton (tấn thiếu) thành tấn.