Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Điện thoại: 0962095686

Email:

BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

– Môn học/HĐGD: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6 –

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Khoa học tự nhiên (KHTN), các lĩnh vực và vai trò của KHTN trong cuộc sống, vật sống và vật không sống.

2. Về năng lực

– Trình bày được khái niệm KHTN

– Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng

– Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu

– Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất: Yêu thích học tập và nghiên cứu KHTN thông qua việc nhận biết vai trò của KHTN đối với cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Tranh 1: gồm các hình ảnh: bóng đèn điện, lọ vaccine, phân bón hoá học, máy bay.

– SGK Khoa học tự nhiên 6.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu

: HS trình bày được khái niệm về KHTN và nhận biết được một số hoạt động nghiên cứu KHTN.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS quan sát tranh, nêu tên phát minh và trả lời câu hỏi.

#3: GV tổ chức báo cáo:GV có thể chọn bốn HS trình bày tại chỗ tương ứng với bốn phát minh; sau đó tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung sau:

(i) Nhận xét về vai trò của những phát minh khoa học – công nghệ nói chung đối với cuộc sống con người. Để có được những phát minh đó, con người cần phải nghiên cứu về những đối tượng nào trong tự nhiên?

(ii) Liệt kê một số hoạt động nghiên cứu KHTN mà em biết.

#4: GV kết luận:

(i) Những phát minh khoa học – công nghệ nói chung đều giúp nâng cao đời sống của con người, chúng đòi hỏi con người phải nghiên cứu về các chất, các loại năng lượng, động vật, thực vật và ngay cả chính con người,...

(ii) Một số hoạt động nghiên cứu KHTN: làm thí nghiệm xác định tính chất của các chất, thử nghiệm thuốc, xét nghiệm các mẫu nước, quan sát các ngôi sao bằng kính viễn vọng, lai tạo giống cây trồng mới,...

Như vậy, khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên,... nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của con người.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu quan sát Tranh 1 và kể tên các phát minh khoa học – công nghệ tương ứng trong tranh, sau đó trả lời câu hỏi: Sự ra đời của mỗi phát minh trên đã thay đổi cuộc sống của con người như thế nào?

c) Sản phẩm

: Các phát minh trong Tranh 1:

– Bóng đèn điện: cung cấp ánh sáng giúp con người có thể tiến hành được các hoạt động vào ban đêm.

– Vaccine: giúp con người phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.

– Phân bón hoá học: giúp con người tăng năng suất cho cây trồng.

– Máy bay: giúp con người di chuyển trên không, với quãng đường dài trong một khoảng thời gian ngắn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS quan sát tranh, nêu tên phát minh và trả lời câu hỏi.

#3: GV tổ chức báo cáo:GV có thể chọn bốn HS trình bày tại chỗ tương ứng với bốn phát minh; sau đó tổ chức cho HS thảo luận theo các nội dung sau:

(i) Nhận xét về vai trò của những phát minh khoa học – công nghệ nói chung đối với cuộc sống con người. Để có được những phát minh đó, con người cần phải nghiên cứu về những đối tượng nào trong tự nhiên?

(ii) Liệt kê một số hoạt động nghiên cứu KHTN mà em biết.

#4: GV kết luận:

(i) Những phát minh khoa học – công nghệ nói chung đều giúp nâng cao đời sống của con người, chúng đòi hỏi con người phải nghiên cứu về các chất, các loại năng lượng, động vật, thực vật và ngay cả chính con người,...

(ii) Một số hoạt động nghiên cứu KHTN: làm thí nghiệm xác định tính chất của các chất, thử nghiệm thuốc, xét nghiệm các mẫu nước, quan sát các ngôi sao bằng kính viễn vọng, lai tạo giống cây trồng mới,...

Như vậy, khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên,... nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của con người.

2. Hoạt động 2: Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN (khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: HS phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN thông qua đối tượng nghiên cứu, lấy được ví dụ về hoạt động nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mụcNội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận:

GV nên chọn 2 3 HS trình bày tại chỗ, ghi các ý chính lên bảng, sau đó gợi ý cho HS thảo luận: Tại sao cần phân chia KHTN thành các lĩnh vực khác nhau?

 

#4: GV kết luận, nhận định:

(i) Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN và đối tượng tương ứng như mục Sản phẩm.

(ii) Việc chia KHTN thành các lĩnh vực giúp chúng ta tập trung nghiên cứu chuyên sâu về từng nhóm đối tượng, phục vụ cho các ứng dụng khác nhau trong cuộc sống.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu đọc nội dung về các lĩnh vực chủ yếu của KHTN trong SGK, sau đó cho biết: KHTN có những lĩnh vực chủ yếu nào? Mỗi lĩnh vực nghiên cứu về những đối tượng nào? Cho ví dụ minh hoạ.

c) Sản phẩm

: Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN:

– Vật lí: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên (ví dụ: dòng điện, ánh sáng, chuyển động,...).

– Hoá học: nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất (ví dụ: kim loại, protein, nước,...).

– Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống trên Trái Đất (ví dụ: động vật có xương sống, nấm, vi khuẩn,...).

– Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ (ví dụ: các hành tinh, các ngôi sao, Mặt Trời,...).

– Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó (ví dụ cấu tạo vỏ Trái Đất,...).

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mụcNội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận:

GV nên chọn 2 3 HS trình bày tại chỗ, ghi các ý chính lên bảng, sau đó gợi ý cho HS thảo luận: Tại sao cần phân chia KHTN thành các lĩnh vực khác nhau?

 

#4: GV kết luận, nhận định:

(i) Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN và đối tượng tương ứng như mục Sản phẩm.

(ii) Việc chia KHTN thành các lĩnh vực giúp chúng ta tập trung nghiên cứu chuyên sâu về từng nhóm đối tượng, phục vụ cho các ứng dụng khác nhau trong cuộc sống.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 45 phút)

a) Mục tiêu

: HS phân biệt được vật sống và vật không sống; xác định được vai trò của KHTN, rèn luyện kĩ năng phân biệt các lĩnh vực của KHTN.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1. Sau khi phân loại, GV gợi ý và tổ chức cho HS thảo luận về các đặc điểm để nhận biết vật sống. GV kết luận và nhấn mạnh một vật sống phải có đầy đủ những đặc điểm: sự trao đổi chất, sự bài tiết, lớn lên, sinh sản, chết đi. Ví dụ: robot có thể vận động như con người nhưng không phải là vật sống.

Câu 2. GV gợi ý cho HS dựa vào đối tượng nghiên cứu của mỗi lĩnh vực để phân biệt; khuyến khích một vài HS trả lời tại chỗ. GV xác nhận câu trả lời.

Câu 3. GV đưa ra một số vai trò chính của KHTN trong cuộc sống và lấy một ví dụ minh hoạ cho mỗi vai trò; tổ chức cho HS thảo luận và liệt kê thêm các hoạt động nghiên cứu KHTN ứng với từng vai trò, GV có thể sử dụng thêm các hình ảnh minh hoạ để gợi ý.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu làm các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?

a) Con gà  b) Hòn đá  c) San hô  d) Cây táo
e) Ti vi  f) Ngọn núi  g) Than củi  h) Robot

Câu 2. Mỗi ứng dụng sau đây thuộc về lĩnh vực nào của KHTN?

a) Dùng kính thiên văn để quan sát bầu trời

c) Bản tin dự báo thời tiết trên ti vi

e) Xử lí rác bằng vôi bột

b) Mô hình trồng rau thuỷ canh

d) Máy nén thuỷ lực để nâng các vật nặng

f) Nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể

Câu 3. Hãy liệt kê một số hoạt động nghiên cứu KHTN đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người theo các gợi ý sau:

a) Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

b) Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

c) Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.

d) Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

Câu 1. Vật sống: a), c), d). Vật không sống: b), e), f), g), h).

Câu 2. a) Thiên văn học. b) Sinh học. c) Khoa học Trái Đất. d) Vật lí. e) Hoá học. f) Vật lí.

Câu 3.

a) Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu: nghiên cứu các dạng năng lượng sạch; nghiên cứu các giải pháp xử lí ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,...

b) Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người: nghiên cứu về hệ Mặt Trời và các hành tinh, các sinh vật cổ đại, sự hình thành của Trái Đất,...

c) Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế: nghiên cứu chế tạo các loại máy móc, robot hỗ trợ con người; nghiên cứu tạo ra các quy trình chế biến năng suất cao,...

d) Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người: nghiên cứu điều chế các loại thuốc, vaccine, các loại mĩ phẩm, thực phẩm chức năng,...

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1. Sau khi phân loại, GV gợi ý và tổ chức cho HS thảo luận về các đặc điểm để nhận biết vật sống. GV kết luận và nhấn mạnh một vật sống phải có đầy đủ những đặc điểm: sự trao đổi chất, sự bài tiết, lớn lên, sinh sản, chết đi. Ví dụ: robot có thể vận động như con người nhưng không phải là vật sống.

Câu 2. GV gợi ý cho HS dựa vào đối tượng nghiên cứu của mỗi lĩnh vực để phân biệt; khuyến khích một vài HS trả lời tại chỗ. GV xác nhận câu trả lời.

Câu 3. GV đưa ra một số vai trò chính của KHTN trong cuộc sống và lấy một ví dụ minh hoạ cho mỗi vai trò; tổ chức cho HS thảo luận và liệt kê thêm các hoạt động nghiên cứu KHTN ứng với từng vai trò, GV có thể sử dụng thêm các hình ảnh minh hoạ để gợi ý.