Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Công nghệ 6 Bộ SGK Cánh diều

Điện thoại: 0962095686

Email:

BÀI 1. NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Môn học/HĐGD: Công nghệ; Lớp: 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018: Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

1. Về kiến thức: Trong bài học này, HS học được: Trong bài này, học sinh được học về: Các thành phần chính của nhà ở, các khu vực chính trong nhà ở, kiểu nhà nông thôn/ đô thị/ đặc thù ở Việt Nam.

2. Về năng lực

– Phát hiện sự khác biệt giữa nhà ở và công trình khác;

– Mô tả được đặc điểm nhà ở và vai trò của nó với con người;

– So sánh được kiến trúc nhà ở một số vùng miền khác nhau của Việt Nam;

– Vận dụng thông qua tìm tòi, khám phá thêm một số kiến trúc nhà ở khác trong thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu thêm kiến trúc khác ngoài thực tiễn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

– SGK Công nghệ 6.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động khả năng quan sát của HS; giúp HS phát hiện ra một số điểm khác biệt giữa nhà ở với các loại nhà, công trình xây dựng khác.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung và ghi kết quả vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi mô tả ngôi nhà vào vở. GV quan sát, gợi ý nếu nhà không chia thành các phòng thì ghi là các khu vực; có thể nhà ở một khu và bếp, phòng tắm một khu.

#3: GV tổ chức thảo luận: Chọn ba HS đọc mô tả về ngôi nhà của em; gợi ý cho HS nêu vai trò chung của các ngôi nhà và nhận xét xem nhà ở có khác với trường học như thế nào.

#4: GV kết luận:

1. Nhà ở có vai trò chung là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí,... và khác với trường học (các công trình khác) vì trường học là nơi học tập (làm việc).

2. Vai trò của nhà ở khác trường học nên đặc điểm (kiến trúc) của nó cũng khác.

3. Hơn nữa, mặc dù nhà ở có vai trò như nhau, nhưng ở mỗi địa phương khác nhau thì đặc điểm (kiến trúc) bên trong và bên ngoài của nó cũng khác. Đó là nội dung chính của bài học này.

Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo: nhiệm vụ của các em là đọc sách để tìm hiểu rõ thêm đặc điểm chung của nhà ở là thế nào và đối chiếu xem ngôi nhà của em có đủ những đặc điểm đó chưa.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu mô tả ngôi nhà của em, trong đó mô tả bên ngoài, nêu rõ các phòng (hoặc khu vực) khác nhau trong nhà và vai trò của các khu vực đó.

c) Sản phẩm

: Nhà mái ngói, có bốn phòng: phòng khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm,...; nhà mái bằng, có hai tầng: tầng 1 (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp) và tầng 2 (phòng ngủ, phòng tắm);...

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung và ghi kết quả vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: ghi mô tả ngôi nhà vào vở. GV quan sát, gợi ý nếu nhà không chia thành các phòng thì ghi là các khu vực; có thể nhà ở một khu và bếp, phòng tắm một khu.

#3: GV tổ chức thảo luận: Chọn ba HS đọc mô tả về ngôi nhà của em; gợi ý cho HS nêu vai trò chung của các ngôi nhà và nhận xét xem nhà ở có khác với trường học như thế nào.

#4: GV kết luận:

1. Nhà ở có vai trò chung là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí,... và khác với trường học (các công trình khác) vì trường học là nơi học tập (làm việc).

2. Vai trò của nhà ở khác trường học nên đặc điểm (kiến trúc) của nó cũng khác.

3. Hơn nữa, mặc dù nhà ở có vai trò như nhau, nhưng ở mỗi địa phương khác nhau thì đặc điểm (kiến trúc) bên trong và bên ngoài của nó cũng khác. Đó là nội dung chính của bài học này.

Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo: nhiệm vụ của các em là đọc sách để tìm hiểu rõ thêm đặc điểm chung của nhà ở là thế nào và đối chiếu xem ngôi nhà của em có đủ những đặc điểm đó chưa.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của nhà ở (khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: HS xác định được đặc điểm của nhà ở và vai trò của nó đối với con người.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, ghi kết quả vào vở. GV quan sát và gợi ý HS có thể xem xét điều kiện tự nhiên như gió, mưa, lũ hoặc tập quán văn hoá để giải thích sự khác nhau của kiến trúc nhà.

#3: GV tổ chức thảo luận: Yêu cầu HS giải thích tại sao lại có sự khác nhau về đặc điểm nhà ở như trên; khuyến khích sự xung phong của HS.

#4: GV kết luận: Các nội dung ghi ở mục Sản phẩm và giải thích về sự khác nhau về đặc điểm nhà ở như trên là do điều kiện tự nhiên, khí hậu, thói quen, tập quán sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở,... và điều đó sẽ hình thành nên một số kiểu kiến trúc nhà ở tại một số vùng miền của nước ta.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu đọc nội dung về “vai trò và đặc điểm của nhà ở” trong SGK và thực hiện nhiệm vụ ghi vào vở các nội dung sau đây:

1. Các thành phần chính của ngôi nhà.

2. Các khu vực chính trong nhà.

3. So sánh nhà ở vùng núi, vùng ven biển, đồng bằng và giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

c) Sản phẩm

: Câu trả lời được HS ghi vào vở.

1. Vai trò: Nhà ở là nơi trú ngụ, giúp bảo vệ con người tránh được các ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, là nơi gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

2. Đặc điểm: Các phần chính của ngôi nhà gồm: Mái nhà, khung nhà, sàn nhà, móng nhà, cửa sổ, cửa ra vào; nhà ở thường có các khu vực chức năng: phòng thờ, phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh,...

3. Vùng núi thì nhà cao, mái dốc; vùng ven biển nhà thấp, nhỏ, ít cửa; vùng đồng bằng nhà mái bằng, tường cao.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, ghi kết quả vào vở. GV quan sát và gợi ý HS có thể xem xét điều kiện tự nhiên như gió, mưa, lũ hoặc tập quán văn hoá để giải thích sự khác nhau của kiến trúc nhà.

#3: GV tổ chức thảo luận: Yêu cầu HS giải thích tại sao lại có sự khác nhau về đặc điểm nhà ở như trên; khuyến khích sự xung phong của HS.

#4: GV kết luận: Các nội dung ghi ở mục Sản phẩm và giải thích về sự khác nhau về đặc điểm nhà ở như trên là do điều kiện tự nhiên, khí hậu, thói quen, tập quán sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở,... và điều đó sẽ hình thành nên một số kiểu kiến trúc nhà ở tại một số vùng miền của nước ta.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: HS vận dụng kiến thức về đặc điểm của nhà ở để phát hiện và mô tả được một số đặc điểm (kiến trúc) nhà ở đặc trưng cho một số vùng miền của Việt Nam.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS đọc nội dung về nhà ở nông thôn trong SGK và thực hiện các yêu cầu ghi ở mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, gợi ý cho HS có thể kẻ vở thành ba cột để ghi các đặc điểm, tiện cho việc so sánh. Đồng thời, GV kẻ sẵn ba cột trên bảng.

#3: GV tổ chức thảo luận: Chọn ba HS lên viết các đặc điểm tương ứng vào bảng; từ đó yêu cầu bổ sung thêm (nếu còn thiếu) và gợi ý cho HS so sánh kiến trúc, bình luận và nhận xét tại sao kiến trúc lại có sự khác nhau như vậy.

#4: GV kết luận: Như mục Sản phẩm; ngoài ra còn có nhiều kiểu kiến trúc khác (ở nước khác) hoặc ở những nơi khác mà ta chưa khám phá ra.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu:

1. Mô tả một số đặc điểm kiến trúc nhà ở của Việt Nam, bao gồm: kiểu nhà ở nông thôn, kiểu nhà ở đô thị và kiểu nhà ở các khu vực đặc thù.

2. Giải thích sự khác nhau giữa các kiểu kiến trúc nhà ở nêu trên.

c) Sản phẩm

1. Kiểu nhà nông thôn: thường không chia thành các khu vực chức năng, nhà bếp, nhà kho xây riêng lẻ; kiểu nhà ở đô thị: không gian thường chia thành các khu vực chức năng; kiểu nhà ở các khu vực đặc thù: nhà nổi trên mặt nước, nhà sàn.

2. Lời giải thích:

a) Kiểu nhà ở nông thôn nhà (nhà mái ngói, nhà mái tranh,...) chủ yếu được xây từ các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.

b) Kiểu nhà ở đô thị (nhà chung cư, biệt thự,...): chủ yếu được xây dựng từ các vật liệu như gạch, xi măng,...; mật độ dân cư cao, tiết kiệm đất nên nhà thường xây cao tầng.

b) Kiểu nhà ở khu vực đặc thù: nhà sàn được dựng trên các cột phía trên mặt đất để phù hợp với địa hình, tránh thú dữ; nhà nổi thường phù hợp ở các vùng sông nước, có hệ thống phao ở dưới sàn nhà.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS đọc nội dung về nhà ở nông thôn trong SGK và thực hiện các yêu cầu ghi ở mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, gợi ý cho HS có thể kẻ vở thành ba cột để ghi các đặc điểm, tiện cho việc so sánh. Đồng thời, GV kẻ sẵn ba cột trên bảng.

#3: GV tổ chức thảo luận: Chọn ba HS lên viết các đặc điểm tương ứng vào bảng; từ đó yêu cầu bổ sung thêm (nếu còn thiếu) và gợi ý cho HS so sánh kiến trúc, bình luận và nhận xét tại sao kiến trúc lại có sự khác nhau như vậy.

#4: GV kết luận: Như mục Sản phẩm; ngoài ra còn có nhiều kiểu kiến trúc khác (ở nước khác) hoặc ở những nơi khác mà ta chưa khám phá ra.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 10 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về vai trò, đặc điểm của nhà ở để khám phá thêm những kiểu kiến trúc nhà ở khác.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi sau.

#4: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS vào buổi học tiếp theo.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Tìm hiểu và chọn một loại kiến trúc nhà ở khác để mô tả: nêu rõ đặc điểm, nơi xuất hiện, vai trò và những ưu, nhược điểm của nó (trình bày trong nửa trang A4).

c) Sản phẩm

: Bản mô tả về kiến trúc nhà ở mà HS chọn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi sau.

#4: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS vào buổi học tiếp theo.