Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Ngữ Văn 6 Ngữ Văn 6 cd

Điện thoại: 0962095686

Email:

THÁNH GIÓNG

Môn học/HĐGD: Ngữ Văn; Lớp: 6

(Thời gian thực hiện: 03 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Một số đặc điểm của truyền thuyết Thánh Gióng: chi tiết kì ảo, yếu tố lịch sử; nhân vật người anh hùng Thánh Gióng; chủ đề, ý nghĩa của truyện Thánh Gióng.

2. Về năng lực

− Chỉ ra và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của truyền thuyết trong truyện Thánh Gióng: nhân vật, lời kể; yếu tố kì ảo.

− Xác định được chủ đề, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.

− Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về truyền thuyết Thánh Gióng để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

SGK Ngữ văn 6.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động kiến thức đã có của HS về đặc điểm của truyện truyền thuyết

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chọn một đoạn chứa đựng nhiều các chi tiết chỉ sự hoang đường, kì ảo (Đoạn 1); GV đọc chậm, diễn cảm để HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe và ghi chép. GV đọc nhấn mạnh những chỗ cần thiết và đủ chậm để HS có thời gian ghi được.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV khuyến khích HS xung phong nêu những chi tiết ghi được tại chỗ; GV ghi tóm tắt câu trả lời của HS lên bảng; GV đặt câu hỏi thảo luận: (i) Những chi tiết mà các em phát hiện (ở trên bảng) liệu có thật không? (ii) Với những gì đã tìm hiểu ở nhà, em hãy nhận định về thể loại của văn bản này.**

#4: GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) Thánh Gióng là câu chuyện chắc hẳn không xa lạ với các em nhưng nhiệm vụ của chúng ta hôm nay sẽ phải tìm hiểu kĩ hơn để thấy được ý nghĩa, giá trị của truyện mà trước đây ta chưa thể hiểu; (iii) Để xác định đúng thể loại của truyện, tìm hiểu sâu hơn nữa về truyện này, chúng ta cùng làm các việc sau đây.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu tập trung lắng nghe và ghi lại những chi tiết chỉ sự hoang đường, kì ảo.

c) Sản phẩm

: HS viết vào vở một số chi tiết kì ảo như: bà mẹ ướm vào vết chân lạ tự nhiên có thai; đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, không biết đi.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chọn một đoạn chứa đựng nhiều các chi tiết chỉ sự hoang đường, kì ảo (Đoạn 1); GV đọc chậm, diễn cảm để HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe và ghi chép. GV đọc nhấn mạnh những chỗ cần thiết và đủ chậm để HS có thời gian ghi được.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV khuyến khích HS xung phong nêu những chi tiết ghi được tại chỗ; GV ghi tóm tắt câu trả lời của HS lên bảng; GV đặt câu hỏi thảo luận: (i) Những chi tiết mà các em phát hiện (ở trên bảng) liệu có thật không? (ii) Với những gì đã tìm hiểu ở nhà, em hãy nhận định về thể loại của văn bản này.**

#4: GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm; (ii) Thánh Gióng là câu chuyện chắc hẳn không xa lạ với các em nhưng nhiệm vụ của chúng ta hôm nay sẽ phải tìm hiểu kĩ hơn để thấy được ý nghĩa, giá trị của truyện mà trước đây ta chưa thể hiểu; (iii) Để xác định đúng thể loại của truyện, tìm hiểu sâu hơn nữa về truyện này, chúng ta cùng làm các việc sau đây.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu truyện Thánh Gióng (khoảng 55 phút)

a) Mục tiêu

: HS biết cách đọc, tìm hiểu từ khó, xác định được bối cảnh và tìm hiểu về nhân vật Thánh Gióng.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: đọc sách, chọn và ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:

GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng, diễn cảm. GV đọc mẫu và chọn một vài HS đọc tiếp, lưu ý HS về các thẻ hướng dẫn trong văn bản để HS tự suy ngẫm trong quá trình đọc.

1. GV chọn một số HS ghi các từ khó lên bảng; GV khuyến khích HS đã biết nêu lên giải thích của mình; GV bình luận, chỉnh sửa cho HS và kết luận, yêu cầu HS đọc kĩ phần chú thích về các từ khó trong SGK.

2. GV chọn 1 HS trình bày bài làm tại chỗ; GV đặt câu hỏi về thời gian tương ứng (khoảng thế kỉ nào?), khuyến khích HS nêu về một số địa danh trong truyện; GV kết luận (i) như mục Sản phẩm; (ii) cung cấp thêm thông tin về địa danh và bình luận về tên địa danh/sự vật gắn với truyện.

3. HS được yêu cầu làm việc, đọc kĩ đoạn đầu và liệt kê các chi tiết về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. (i) GV kết luận như mục Sản phẩm. (ii) GV đặt thêm câu hỏi: Sự ra đời kì lạ đó dự báo điều gì? GV gợi ý sự ra đời đó dự báo về một con người đặc biệt, phi thường trong mô tip của truyền thuyết.

4. GV tùy thực tế lớp học chia HS thành các nhóm 4 − 6 HS. Mỗi nhóm trao đổi thảo luận về một chi tiết. VD: Với chi tiết thứ nhất, GV lưu ý HS về nhân vật người anh hùng trong truyền thuyết từ đó gợi ý bằng câu hỏi: tại sao tiếng nói đầu tiên của Gióng không phải như những đứa trẻ thông thường? Câu nói đó thể hiện điều gì ở người anh hùng Thánh Gióng? Với chi tiết thứ 3, GV lưu ý HS tại sao truyện lại đề cập đến vũ khí bằng sắt? Việc Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì? GV chọn mỗi nhóm 1 HS trình bày kết quả thảo luận (i) GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở như mục Sản phẩm, (ii) GV lưu ý HS các chi tiết trên đã cho thấy rõ nét phẩm chất của hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng. Với chiến công đánh đuổi giặc Ân khỏi bờ cõi, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của thiên nhiên, sức mạnh đồng tâm hiệp lực của con người.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu đọc truyện Thánh Gióng trong SGK và viết thêm vào vở ghi:

1. Liệt kê những từ, những cụm từ trong truyện mà em không hiểu nghĩa..

2. Xác định bối cảnh (thời điểm lịch sử, địa danh lịch sử) mà truyện kể.

3/ Thánh Gióng ra đời kì lạ như thế nào?

4/ Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết: “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này”(1); Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt (2); Ngựa sắt phun ra lửa, roi sắt quật giặc chết như ngả rạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan tác (3); Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay lên trời.

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

1. Một số từ khó: Thụ thai, khôi ngô, sứ giả, phúc đức…

2. Chuyện xảy ra vào đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

3. Mẹ Thánh Gióng ướm thử vào vết chân lạ và về nhà mang thai Thánh Gióng. Thánh Gióng sinh ra không giống một đứa trẻ bình thường: đến ba tuổi cũng chẳng biết nói cười, đi lại, chỉ biết nằm một chỗ.

4. Ý nghĩa của các chi tiết: câu nói thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân; khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho cộng đồng của người anh hùng (chi tiết 1); ý chí quyết tâm và sức mạnh phi thường của tình yêu nước (chi tiết 2); ca ngợi vũ khí bằng sắt cũng là thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ và đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả những thứ gần gũi, giản dị có sẵn (chi tiết 3); người anh hùng đánh giặc vì ý thức, trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng mà không màng công danh phú quý (chi tiết 4). Các chi tiết này cùng hướng tới thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng Thánh Gióng.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: đọc sách, chọn và ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:

GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng, diễn cảm. GV đọc mẫu và chọn một vài HS đọc tiếp, lưu ý HS về các thẻ hướng dẫn trong văn bản để HS tự suy ngẫm trong quá trình đọc.

1. GV chọn một số HS ghi các từ khó lên bảng; GV khuyến khích HS đã biết nêu lên giải thích của mình; GV bình luận, chỉnh sửa cho HS và kết luận, yêu cầu HS đọc kĩ phần chú thích về các từ khó trong SGK.

2. GV chọn 1 HS trình bày bài làm tại chỗ; GV đặt câu hỏi về thời gian tương ứng (khoảng thế kỉ nào?), khuyến khích HS nêu về một số địa danh trong truyện; GV kết luận (i) như mục Sản phẩm; (ii) cung cấp thêm thông tin về địa danh và bình luận về tên địa danh/sự vật gắn với truyện.

3. HS được yêu cầu làm việc, đọc kĩ đoạn đầu và liệt kê các chi tiết về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. (i) GV kết luận như mục Sản phẩm. (ii) GV đặt thêm câu hỏi: Sự ra đời kì lạ đó dự báo điều gì? GV gợi ý sự ra đời đó dự báo về một con người đặc biệt, phi thường trong mô tip của truyền thuyết.

4. GV tùy thực tế lớp học chia HS thành các nhóm 4 − 6 HS. Mỗi nhóm trao đổi thảo luận về một chi tiết. VD: Với chi tiết thứ nhất, GV lưu ý HS về nhân vật người anh hùng trong truyền thuyết từ đó gợi ý bằng câu hỏi: tại sao tiếng nói đầu tiên của Gióng không phải như những đứa trẻ thông thường? Câu nói đó thể hiện điều gì ở người anh hùng Thánh Gióng? Với chi tiết thứ 3, GV lưu ý HS tại sao truyện lại đề cập đến vũ khí bằng sắt? Việc Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì? GV chọn mỗi nhóm 1 HS trình bày kết quả thảo luận (i) GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở như mục Sản phẩm, (ii) GV lưu ý HS các chi tiết trên đã cho thấy rõ nét phẩm chất của hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng. Với chiến công đánh đuổi giặc Ân khỏi bờ cõi, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của thiên nhiên, sức mạnh đồng tâm hiệp lực của con người.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: HS xác định chủ đề của văn bản, đánh giá được vai trò của Thánh Gióng trong văn hóa, tín ngưỡng dân tộc; khái quát được một số yếu tố của truyện truyền thuyết.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) như mục **Nội dung và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, nhắc nhở HS** tập trung làm bài.

#3: Câu 1. GV lưu ý HS đọc kĩ đoạn cuối của văn bản, chú ý các sự vật cụ thể, các địa danh có thật và suy nghĩ tại sao truyện lại đưa vào những sự thật lịch sử như vậy. GV kết luận như mục Sản phẩm.**

Câu 2. GV tổ chức cho HS thảo luận xung quanh câu hỏi: “Tại sao nhân dân ta lại lập đền Thờ Gióng? Tại sao hàng năm vẫn mở hội Gióng?”; Điều đó có ý nghĩa gì? Từ đó khẳng định thái độ của nhân dân đối với Thánh Gióng. GV kết luận như mục Sản phẩm.

Câu 3. HS được yêu cầu làm việc cá nhân để xác định được chủ đề, ý nghĩa được gửi gắm trong truyện Thánh Gióng. HS viết vào vở chủ đề của văn bản và trao đổi với bạn bên cạnh về sản phẩm của mình để nghe nhận xét từ bạn và hoàn thiện sản phẩm. GV chọn một số HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV kết luận như mục Sản phẩm.

Câu 4: GV lưu ý HS đọc lại phần Tri thức văn học trong SGK, đặt câu hỏi thảo luận để HS nhận diện được các đặc điểm của truyện truyền thuyết. Truyện Thánh Gióng có những đặc điểm nghệ thuật nào về về nhân vật? về các chi tiết? Những đặc điểm đó giúp em đưa ra kết luận gì? GV kết luận, HS ghi như mục Sản phẩm.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Câu 1. Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?

Câu 2. Việc lập đền thờ, mở hội Gióng cho thấy nhân dân bày tỏ thái độ như thế nào với Thánh Gióng?

Câu 3. Xác định chủ đề, ý nghĩa của truyện Thánh Gióng.

Câu 4: Em hãy tìm những yếu tố để xác định Thánh Gióng là một truyền thuyết.

c) Sản phẩm

Câu 1. Lời kể: Từ “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, …” đến “… Làng đó nay gọi là làng Cháy”. Lời kể đó tạo niềm tin về tính xác thực của câu chuyện, là những yếu tố sự thật lịch sử trong truyền thuyết.

Câu 2. Thái độ của nhân dân đối với Thánh Gióng: Việc lập đền thờ, mở hội Gióng cho thấy nhân dân yêu quý, tự hào, ngưỡng mộ và biết ơn người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Câu 3. Thánh Gióng là truyền thuyết tiêu biểu cho chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi; thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với các thành tựu của tiền nhân trong lịch sử; giáo dục lòng yêu nước, ý thức công dân và sự tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ.

Câu 4: Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết vì: truyện kể về người anh hùng có công với đất nước, truyện có chi tiết kì ảo, hoang đường đan xen với sự thật lịch sử.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS các bài tập (từng câu) như mục **Nội dung và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, nhắc nhở HS** tập trung làm bài.

#3: Câu 1. GV lưu ý HS đọc kĩ đoạn cuối của văn bản, chú ý các sự vật cụ thể, các địa danh có thật và suy nghĩ tại sao truyện lại đưa vào những sự thật lịch sử như vậy. GV kết luận như mục Sản phẩm.**

Câu 2. GV tổ chức cho HS thảo luận xung quanh câu hỏi: “Tại sao nhân dân ta lại lập đền Thờ Gióng? Tại sao hàng năm vẫn mở hội Gióng?”; Điều đó có ý nghĩa gì? Từ đó khẳng định thái độ của nhân dân đối với Thánh Gióng. GV kết luận như mục Sản phẩm.

Câu 3. HS được yêu cầu làm việc cá nhân để xác định được chủ đề, ý nghĩa được gửi gắm trong truyện Thánh Gióng. HS viết vào vở chủ đề của văn bản và trao đổi với bạn bên cạnh về sản phẩm của mình để nghe nhận xét từ bạn và hoàn thiện sản phẩm. GV chọn một số HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV kết luận như mục Sản phẩm.

Câu 4: GV lưu ý HS đọc lại phần Tri thức văn học trong SGK, đặt câu hỏi thảo luận để HS nhận diện được các đặc điểm của truyện truyền thuyết. Truyện Thánh Gióng có những đặc điểm nghệ thuật nào về về nhân vật? về các chi tiết? Những đặc điểm đó giúp em đưa ra kết luận gì? GV kết luận, HS ghi như mục Sản phẩm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 10 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong truyện Thánh Gióng để giải quyết một nhiệm vụ gắn với thực tiễn đời sống.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV khuyến khích sự xung phong/hoặc chỉ định 1 − 2 HS trình bày ở đầu buổi học tới (có thể lấy điểm đánh giá quá trình).

#4: GV nhận xét, đánh về bài trình bày của HS, bình luận về bài học và kết luận.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Suy nghĩ và tìm câu trả lời về vấn đề: “Hình tượng Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ gì về tinh thần và trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay?”.

c) Sản phẩm

: Đoạn văn khoảng 1/3 trang.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp lại vào buổi học tới.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV khuyến khích sự xung phong/hoặc chỉ định 1 − 2 HS trình bày ở đầu buổi học tới (có thể lấy điểm đánh giá quá trình).

#4: GV nhận xét, đánh về bài trình bày của HS, bình luận về bài học và kết luận.