Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 3. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

Môn học: Giáo dục công dân Lớp 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

1. Về kiến thức: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

2. Về năng lực

- Nhận biết được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động; Biết cách bày tỏ sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì và góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này; Biết cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

3. Về phẩm chất: Ham học, chăm làm, luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập và lao động.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SBT Giáo dục công dân lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo)

- Các hình ảnh tương ứng với những câu ca dao, tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Năng nhặt chặt bị; Có chí thì nên; Tích tiểu thành đại. ( Phụ lục 1)

- Phiếu bài tập xử lí tính huống (Phụ lục 2)

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: HS huy động những kiến thức, hiểu biết của mình để tìm ra các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giới thiệu trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, giới thiệu luật chơi (Slide 01), chia lớp thành 4 đội chơi và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS các đội cử 1 bạn làm thư kí ghi nhanh các câu ca dao, tục ngữ tìm được. HS quan sát ảnh, hội ý nhanh theo đội, phát tín hiệu trả lời khi có hiệu lệnh.

GV quan sát học sinh thực hiện trò chơi, xác định đội có kết quả tốt nhất (tinh thần đồng đội, tìm được nhiều câu đúng trong thời gian ngắn).

#3: GV chọn đội có kết quả tốt nhất trình bày: Cảm nhận khi là đội thắng cuộc, bí quyết nào tìm được câu đúng.

GV tiếp tục nêu câu hỏi: Đức tính nào của con người được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được? Em biết những gì về đức tính đó?

HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.

#4: GV kết luận: Các câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được nói đến đức tính siêng năng kiên trì của con người. Vậy siêng năng, kiên trì là gì và được biểu hiện như thế nào? Người siêng năng, kiên trì có được lợi ích gì? Làm thế nào để rèn luyện đức tính này? Chúng ta sẽ giải quyết những câu hỏi này ở các hoạt động tiếp theo.

b) Nội dung

: * Q**uan sát các hình ảnh lần lượt được hiện ra trên màn hình và đoán câu ca dao, tục ngữ tương ứng với từng hình ảnh (slide 02 đến 05).*

c) Sản phẩm

: Kết quả của HS tìm được là các câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Có chí thì nên; Năng nhặt chặt bị.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giới thiệu trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, giới thiệu luật chơi (Slide 01), chia lớp thành 4 đội chơi và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS các đội cử 1 bạn làm thư kí ghi nhanh các câu ca dao, tục ngữ tìm được. HS quan sát ảnh, hội ý nhanh theo đội, phát tín hiệu trả lời khi có hiệu lệnh.

GV quan sát học sinh thực hiện trò chơi, xác định đội có kết quả tốt nhất (tinh thần đồng đội, tìm được nhiều câu đúng trong thời gian ngắn).

#3: GV chọn đội có kết quả tốt nhất trình bày: Cảm nhận khi là đội thắng cuộc, bí quyết nào tìm được câu đúng.

GV tiếp tục nêu câu hỏi: Đức tính nào của con người được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được? Em biết những gì về đức tính đó?

HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.

#4: GV kết luận: Các câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được nói đến đức tính siêng năng kiên trì của con người. Vậy siêng năng, kiên trì là gì và được biểu hiện như thế nào? Người siêng năng, kiên trì có được lợi ích gì? Làm thế nào để rèn luyện đức tính này? Chúng ta sẽ giải quyết những câu hỏi này ở các hoạt động tiếp theo.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: HS nhận biết được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm), yêu cầu HS mở SGK (tr12,13) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thầm câu chuyện, tìm những chi tiết trong câu chuyện liên quan đến từng câu hỏi, ghi câu trả lời ra vở nháp (hoặc A4). Trao đổi, thảo luận trong nhóm (sử dụng kĩ thuật khắn trải bàn). Ghi câu trả lời đã thống nhất vào bảng nhóm (hoặc A3).

HS tiếp tục đọc, và thảo luận về ý nghĩa của 2 câu danh ngôn, bài học rút ra từ hai câu danh ngôn. Ghi tiếp vào bảng nhóm kết quả thảo luận.

GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm khi thảo luận có nhiều ý kiến trái chiều, phát hiện có kết quả không không giống nhau.

#3: GV hướng dẫn HS treo kết quả vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm lên bảng trình bày (2 phút/nhóm), HS trong lớp quan sát, lắng nghe, ghi chép (sử dụng kĩ thuật 321).

HS các nhóm lần lượt trình bày, nghe phần nhận xét từ các nhóm bạn hoặc các HS khác, trả lời các câu hỏi (nếu có).

GV tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận: Em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân mình trong học tập và công việc. Nêu ví dụ cụ thể. Theo em, siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì?. GV mời 2 đến 3 HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi, GV ghi nhanh câu trả lời về lợi ích của siêng năng, kiên trì lên bảng và tổ chức cho HS thảo luận thêm về lợi ích của siêng năng kiên trì.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm để phân tích thêm và yêu cầu HS ghi vào vở kết luận: (1) Siêng năng là sự làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên. Kiên trì sự làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại. (2) Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, lao động và học tập, từ đó gặt hái được nhiều thành công.

b) Nội dung

1. Đọc câu truyện (tr12) và trả lời các câu hỏi: Vì sao Cừ được nhận bằng khen? Hãy liệt kê các chi tiết trong truyện cho thấy Cừ rất siêng năng, kiên trì. Em hãy đưa ra kết luận về siêng năng, kiên trì. Trao đổi trong nhóm để thống nhất câu trả lời.

2. Thảo luận theo nhóm để tìm ra ý nghĩa của 2 câu danh ngôn: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”; “ Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả”. Rút ra bài học từ 2 câu danh ngôn đó.

c) Sản phẩm

- Nhân vật Cừ siêng năng, kiên trì nên được nhận bằng khen. Mắt Cừ bị mù phải nghỉ học nhưng quyết tâm học chữ nổi, gặp khó khăn trở ngại nhưng vẫn cố gắng vượt khó khăn…; Siêng năng, kiên trì là làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt ra cho dù gặp khó khăn.

- Kẻ lười biếng không thể có được thành công, muốn thành công nhất định phải siêng năng, chăm chỉ; Nghị lực, kiên trì sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm), yêu cầu HS mở SGK (tr12,13) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thầm câu chuyện, tìm những chi tiết trong câu chuyện liên quan đến từng câu hỏi, ghi câu trả lời ra vở nháp (hoặc A4). Trao đổi, thảo luận trong nhóm (sử dụng kĩ thuật khắn trải bàn). Ghi câu trả lời đã thống nhất vào bảng nhóm (hoặc A3).

HS tiếp tục đọc, và thảo luận về ý nghĩa của 2 câu danh ngôn, bài học rút ra từ hai câu danh ngôn. Ghi tiếp vào bảng nhóm kết quả thảo luận.

GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm khi thảo luận có nhiều ý kiến trái chiều, phát hiện có kết quả không không giống nhau.

#3: GV hướng dẫn HS treo kết quả vào vị trí của nhóm, cử đại diện của nhóm lên bảng trình bày (2 phút/nhóm), HS trong lớp quan sát, lắng nghe, ghi chép (sử dụng kĩ thuật 321).

HS các nhóm lần lượt trình bày, nghe phần nhận xét từ các nhóm bạn hoặc các HS khác, trả lời các câu hỏi (nếu có).

GV tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận: Em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân mình trong học tập và công việc. Nêu ví dụ cụ thể. Theo em, siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người những lợi ích gì?. GV mời 2 đến 3 HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi, GV ghi nhanh câu trả lời về lợi ích của siêng năng, kiên trì lên bảng và tổ chức cho HS thảo luận thêm về lợi ích của siêng năng kiên trì.

#4: GV kết luận: GV dựa vào Sản phẩm để phân tích thêm và yêu cầu HS ghi vào vở kết luận: (1) Siêng năng là sự làm việc một cách tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên. Kiên trì sự làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại. (2) Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, lao động và học tập, từ đó gặt hái được nhiều thành công.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: HS biết cách bày tỏ được sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì và góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này; biết cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS mở SGK (tr13), phát phiếu bài tập (Phụ lục) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Ghi ý kiến cá nhân ra vở nháp (nội dung 1). Trao đổi với bạn ngồi cạnh để hoàn thành phiếu bài tập (nội dung 2).

GV quan sát HS làm việc, phát hiện sự khác nhau về kết quả giữa các HS.

#3: Với nội dung 1: GV mời 2 đến 4 HS có kết quả khác nhau trình bày tại chỗ. Những HS đối chiếu với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.

Với nội dung 2: GV mời 2 cặp có kết quả khác nhau ghi kết quả lên bảng và giải thích lí do vì sao lựa chọn cách xử lí như vậy.

GV có thể tiếp tục yêu cầu các cặp HS phân tích kĩ hơn tình huống số 5 sau đó lên bảng đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lí tình huống (ưu tiên HS xung phong).

#4: GV dựa vào Sản phẩm để phân tích thêm và yêu cầu HS vào vở kết luận: (1) HS cần tôn trọng, học hỏi những người siêng năng, kiên trì. (2) Cùng bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện kĩ năng sống và điều chỉnh hành vi cá nhân, kiên quyết loại bỏ những thói quen không tốt, khắc phục những khó khăn, của bản thân để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động.

b) Nội dung

Câu 1. Quan sát 6 bức tranh (tr13), mô tả hành vi, việc làm, suy nghĩ của các nhân vật trong từng tranh để xác định những hành vi, việc làm trong tranh nào thể hiện sự siêng năng, kiên trì, tranh nào không thể hiện sự siêng năng, kiên trì. Và đưa ra cách ứng của bản thân với những hành vi, việc làm đó.

Câu 2. Thảo luận theo cặp để hoàn thành phiếu bài tập

c) Sản phẩm

- Tranh 2,3,5,6: Hành vi, việc làm trong tranh biểu hiện sự siêng năng kiên trì không ngại khó khăn => bày tỏ thái độ tôn trọng, ủng hộ, làm theo.

- Tranh 1,4: Hành vi, việc làm trong tranh thể hiện sự thiếu siêng năng, kiên trì, thiếu sự nỗ lực, cố gắng, dễ dàng nản trí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn => Khuyên bạn không nên bỏ cuộc, có thể tự giúp bạn hoặc tìm sự giúp đỡ của thầy cô (tranh1). Đưa ra 1 số lí do để bạn thấy nên làm xong bài tập rồi mới đi chơi (tranh4).

- Xử lí tình huống trong phiếu bài tập.

PHIẾU BÀI TẬP  
Tình huống Cách xử lí
Tình huống 1 Vẫn đi học võ dù trời mưa
Tình huống 2 Làm xong bài tập mới đi ngủ
Tình huống 3 Nói với bạn: Ngày nghỉ cũng muốn đi đá bóng, nhưng đã đặt kế hoạch sẽ giúp bố mẹ làm việc nhà vào các ngày thứ 7.
Tình huống 4 Không đồng ý với cách làm của bạn Mai
Tình huống 5 Khuyên bạn: Phải thử sức, nếu chưa đạt mục tiêu thì tiếp tục rèn luyện.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV yêu cầu HS mở SGK (tr13), phát phiếu bài tập (Phụ lục) và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Ghi ý kiến cá nhân ra vở nháp (nội dung 1). Trao đổi với bạn ngồi cạnh để hoàn thành phiếu bài tập (nội dung 2).

GV quan sát HS làm việc, phát hiện sự khác nhau về kết quả giữa các HS.

#3: Với nội dung 1: GV mời 2 đến 4 HS có kết quả khác nhau trình bày tại chỗ. Những HS đối chiếu với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.

Với nội dung 2: GV mời 2 cặp có kết quả khác nhau ghi kết quả lên bảng và giải thích lí do vì sao lựa chọn cách xử lí như vậy.

GV có thể tiếp tục yêu cầu các cặp HS phân tích kĩ hơn tình huống số 5 sau đó lên bảng đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lí tình huống (ưu tiên HS xung phong).

#4: GV dựa vào Sản phẩm để phân tích thêm và yêu cầu HS vào vở kết luận: (1) HS cần tôn trọng, học hỏi những người siêng năng, kiên trì. (2) Cùng bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện kĩ năng sống và điều chỉnh hành vi cá nhân, kiên quyết loại bỏ những thói quen không tốt, khắc phục những khó khăn, của bản thân để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút)

a) Mục tiêu

: HS thực hiện được một số việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khoảng 1 tháng (ghi chép lại quá trình vào sổ). GV theo dõi, động viên, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV có thể lập một một trang Padlet để HS gửi bài viết.

- HS theo sự hướng dẫn của GV sẽ truy cập vào trang Padlet đánh giá và bình chọn ra những bài viết đặc sắc, ấn tượng thể hiện được rõ kết quả của quá trình rèn luyện tính siêng, năng kiên trì để chia sẻ trước lớp.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: Hình ảnh sử dụng cho trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Hình 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim

16_co-cogn-mai-sat.png

19_h2.png

21_h3.png

2. Phụ lục 2

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên:………………………………………………………Lớp:………….

   
Tình huống 1 Mô tả tình huống Cách xử lí và giải thích
1. Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ không. Em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
2. Đêm đã khuya và trời rất lạnh nhưng Liên vẫn chưa làm xong bài tập cô giao, Liên phân vân không biết nên đi ngủ hay tiếp tục làm xong bài tập? Nếu là Liên, em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
3. Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang rủ đi đá bóng. Tuấn thắc mắc: cả tuần học rồi, hôm nay được nghỉ thì phải đi chơi cho thoải mái, lần nào sang tớ cũng thấy cậu làm việc nhà là sao? Nếu em là Hùng, em sẽ nói như thế nào với Tuấn?    
4. Năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành HS giỏi toán, Hoa luôn cố gắng học tập và làm các bài khó. Một lần thấy Hoa loay hoay với bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn Giải bài tập toán 6 và nói: Cậu chép cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian nghĩ. Em có đồng tình với ý kiến của Mai không? Vì sao?    
5. Hai tháng nữa đến Hội khỏe Phù Đổng của trường, Minh muốn tham gia thử sức ở cự li 1000m cho nam. Hoàng khuyên Minh không nên tham gia vì ở trường có nhiều người chạy rất nhanh. Em sẽ trả lời Hoàng như thế nào.    

b) Nội dung

: Em hãy chọn một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của hạt giống đó. Chụp lại hình ảnh sự trưởng thành của hạt cây và viết một bài ngắn (350 – 500 từ) chia sẻ sự trải nghiệm này với các bạn trong lớp (những khó khăn, trở ngại, cảm xúc vui, buồn…).

c) Sản phẩm

:Bài viết trên A4 hoặc máy tính ghi lại sự trưởng thành của cây (có hình ảnh đính kèm) và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân thể hiện được sự siêng năng, kiên trì, không bỏ cuộc khi thực hiện nhiệm vụ.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khoảng 1 tháng (ghi chép lại quá trình vào sổ). GV theo dõi, động viên, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV có thể lập một một trang Padlet để HS gửi bài viết.

- HS theo sự hướng dẫn của GV sẽ truy cập vào trang Padlet đánh giá và bình chọn ra những bài viết đặc sắc, ấn tượng thể hiện được rõ kết quả của quá trình rèn luyện tính siêng, năng kiên trì để chia sẻ trước lớp.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: Hình ảnh sử dụng cho trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Hình 1: Có công mài sắt, có ngày nên kim

16_co-cogn-mai-sat.png

19_h2.png

21_h3.png

2. Phụ lục 2

PHIẾU BÀI TẬP

Họ và tên:………………………………………………………Lớp:………….

   
Tình huống 1 Mô tả tình huống Cách xử lí và giải thích
1. Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ không. Em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
2. Đêm đã khuya và trời rất lạnh nhưng Liên vẫn chưa làm xong bài tập cô giao, Liên phân vân không biết nên đi ngủ hay tiếp tục làm xong bài tập? Nếu là Liên, em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao?    
3. Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang rủ đi đá bóng. Tuấn thắc mắc: cả tuần học rồi, hôm nay được nghỉ thì phải đi chơi cho thoải mái, lần nào sang tớ cũng thấy cậu làm việc nhà là sao? Nếu em là Hùng, em sẽ nói như thế nào với Tuấn?    
4. Năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành HS giỏi toán, Hoa luôn cố gắng học tập và làm các bài khó. Một lần thấy Hoa loay hoay với bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn Giải bài tập toán 6 và nói: Cậu chép cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian nghĩ. Em có đồng tình với ý kiến của Mai không? Vì sao?    
5. Hai tháng nữa đến Hội khỏe Phù Đổng của trường, Minh muốn tham gia thử sức ở cự li 1000m cho nam. Hoàng khuyên Minh không nên tham gia vì ở trường có nhiều người chạy rất nhanh. Em sẽ trả lời Hoàng như thế nào.