Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 4. THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG

Môn: Công nghệ; Lớp 6

(Thời lượng thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.

- Hình thành thói quen ăn, uống khoa học.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Thực phẩm, dinh dưỡng trong thực phẩm, ý nghĩa của từng nhóm dinh dưỡng đối với sức khỏe con người, thói quen ăn uống khoa học.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.

-Trình bày được giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa của từng nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.

- Hình thành thói quen ăn uống khoa học.

- Vận dụng một cách linh hoạt kiến thức về nhóm thực phẩm chính và giá trị dinh dưỡng vào trong thực tiễn.

3. Về phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và gia đình khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe của chính mình và gia đình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Phiếu học tập số 1: (Xem trong Nội dung hoạt động 2 mục III)

- Phiếu học tập số 2: (Xem trong Nội dung hoạt động 3 mục III)

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu

: Huy động khả năng quan sát và sự hiểu biết của HS để chỉ ra sự cần thiết của các nhóm thực phẩm khác nhau đối với sức khỏe của con người. Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS kể tên các loại thực phẩm, suy nghĩ và trả lời.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện 2-3 học sinh trả lời. Giáo viên cho HS thảo luận tại sao có sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm giữa các thành viên trong gia đình, giữa các bạn cùng lớp với nhau.

#4: GV kết luận: Thực phẩm rất đa dạng và phong phú, chúng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp con người phát triển cân đối, khỏe mạnh.

Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo: đọc sách để tìm hiểu rõ hơn về các nhóm thực phẩm và giá trị dinh dưỡng đối sức khỏe con người.

b) Nội dung

+ Kể tên các loại thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng hàng ngày.

+ Những loại thực phẩm này có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

c) Sản phẩm

+ Các thực phẩm thường sử dụng trong gia đình rất đa dạng như:rau, thịt, cá, tôm, gạo.

+ Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạng, hoạt động và phát triển bình thường

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS kể tên các loại thực phẩm, suy nghĩ và trả lời.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện 2-3 học sinh trả lời. Giáo viên cho HS thảo luận tại sao có sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm giữa các thành viên trong gia đình, giữa các bạn cùng lớp với nhau.

#4: GV kết luận: Thực phẩm rất đa dạng và phong phú, chúng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp con người phát triển cân đối, khỏe mạnh.

Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo: đọc sách để tìm hiểu rõ hơn về các nhóm thực phẩm và giá trị dinh dưỡng đối sức khỏe con người.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm thực phẩm và nguồn cung cấp dinh dưỡng, thói quen ăn uống khoa học(khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

: Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng và ý nghĩa đối với sức khỏe con người; hình thành thói quen ăn uống khoa học.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, yêu cầu HS, thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập như mục Nội dung và viết vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập số 1.

#3: GV mời đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm; mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổ chức cho HS thảo luận một số tình huống nhận biết một số nhóm thực phẩm như:

+ Nếu sắp xếp thịt bò vào cả 2 nhóm thực phẩm giàu chất đạm và nhóm giàu chất béo có được không? Tại sao?

+ Điều gì có thể xẩy ra nếu chúng ta thường xuyên ăn nhiều đồ chiên xào?

#4: GV kết luận và HS ghi vào vở về:

+ 5 nhóm thực phẩm chính (Giàu tinh bột, đường và chất xơ, giàu chất đạm, giàu chất béo, giàu vitamin và khoáng chất), chất dinh dưỡng và ý nghĩa đối với sức khỏe.

+ Các loại thực phẩm thường chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau, cần căn cứ vào tỉ lệ thành phần chất dinh dưỡng cao nhất để sắp xếp thực phẩm vào nhóm tương ứng .

+ Cần kết hợp đa dạng, cân đối các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng và sự phát triển cần thiết cho cơ thể, đồng thời duy trì thói quen ăn uống khoa học.

b) Nội dung

: Đọc SGK (trang 23-25) nội dung “Một số nhóm thực phẩm” và “Ăn uống khoa học”. Sau đó hoàn thiện phiếu học tập số

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1. Sắp xếp các loại thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng vào cột (ii) tương ứng với các nhóm thực phầm ở cột (i) và cho biết ý nghĩa của các thực phẩm đó đối với sức khỏe con người.

STT

Nhóm thực phẩm

(i)

Nguồn cung cấp

(ii)

Ý nghĩa đối với con người(iii)
1 Giàu tinh bột, đường và chất xơ    
2 Giàu chất đạm    
3 Giàu chất béo    
4 Giàu vitamin    
5 Giàu khoáng chất    

Câu 2.Theo em, thế nào là một bữa ăn hợp lí? Hãy kể tên những việc em cần làm để có thói quen ăn uống khoa học.

c) Sản phẩm

:

Câu 1.

STT

Nhóm thực phẩm

(i)

Nguồn cung cấp

(ii)

Ý nghĩa đối với con người

(iii)

1 Giàu tinh bột, đường và chất xơ Gạo, khoai, ngô, ngũ cốc, mật ong, bánh mì...

- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

- Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa

2 Giàu chất đạm Thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu.. - Dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt.
3 Giàu chất béo Mỡ động vật, dầu thực vật, Bơ…

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số loại vitamin

4 Giàu vitamin Cà rốt, trứng, sữa, hoa quả,… - Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
5 Giàu khoáng chất Thịt cá, rau xanh, hải sản - Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu.

Câu 2.

- Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự kết hợp đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng và sự phát triển cần thiết cho cơ thể.

- Thói quen ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và uống đủ nước.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, yêu cầu HS, thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập như mục Nội dung và viết vào vở.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập số 1.

#3: GV mời đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm; mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổ chức cho HS thảo luận một số tình huống nhận biết một số nhóm thực phẩm như:

+ Nếu sắp xếp thịt bò vào cả 2 nhóm thực phẩm giàu chất đạm và nhóm giàu chất béo có được không? Tại sao?

+ Điều gì có thể xẩy ra nếu chúng ta thường xuyên ăn nhiều đồ chiên xào?

#4: GV kết luận và HS ghi vào vở về:

+ 5 nhóm thực phẩm chính (Giàu tinh bột, đường và chất xơ, giàu chất đạm, giàu chất béo, giàu vitamin và khoáng chất), chất dinh dưỡng và ý nghĩa đối với sức khỏe.

+ Các loại thực phẩm thường chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau, cần căn cứ vào tỉ lệ thành phần chất dinh dưỡng cao nhất để sắp xếp thực phẩm vào nhóm tương ứng .

+ Cần kết hợp đa dạng, cân đối các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng và sự phát triển cần thiết cho cơ thể, đồng thời duy trì thói quen ăn uống khoa học.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)

a) Mục tiêu

: Củng cố kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng và hình thành thói quen ăn uống khoa học.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thảo luận và viết câu trả lời vào vở.

GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV có thể gợi ý cho HS một số tình huống tư vấn dinh dường như béo phì, suy dinh dưỡng

#3: Nhiệm vụ 1. GV mời đại diện của 1-2 nhóm lên báo cáo; HS nhóm khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS thảo luận thêm về bữa ăn số 1 và 2: Đề xuất điều chỉnh thực đơn bữa ăn 1 và 2 sao cho hợp lí hơn.

Nhiệm vụ 2. GV chọn 1-2 nhóm lên báo cáo; GV tổ chức cho HS thảo luận: Cùng một độ tuổi, cùng chỉ số cơ thể, tại sao nhu cầu dinh dưỡng của 2 người lại có thể khác nhau?

GV nhận xét, cùng HS đưa ra kết luận cần căn cứ vào thể trạng, sức khỏe mà chế độ ăn của mỗi người sẽ khác nhau

b) Nội dung

Câu1. Quan sát 3 thực đơn bữa ăn với các món ăn và lượng dinh dưỡng khác nhau có trong hình dưới đây

https://f11.photo.talk.zdn.vn/1589952609428921352/11d69335d223247d7d32.jpg

+ Kể tên các loại thực phẩm có trong từng bữa ăn, phân loại chúng thành các nhóm thực phẩm chính tương ứng.

+ Lựa chọn thực đơn bữa ăn nào là hợp lí nhất với cơ thể đang phát triển bình thường, giải thích tại sao?

Câu 2. Đóng vai thành các chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn cho các bạn trong lớp về chế độ dinh dưỡng và đưa ra lời khuyên về cách chọn và kết hợp thực phẩm để có bữa ăn hợp lí. Thời gian hoạt động nhóm 10 phút.

Gợi ý:

PHIẾU TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Họ và tên người tư vấn:

Họ và tên người được tư vấn:                                    Tuổi:

Các chỉ số cơ thể:  Cân nặng:……….                      – Chiều cao:…………

Tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn hiện tại:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Tư vấn dinh dưỡng: (lời khuyên)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………




c) Sản phẩm

Câu1.

STT

Nhóm

Bữa ăn 1

Bữa ăn 2

Bữa ăn 3

1

Giàu tinh bột, đường và chất xơ

Gạo tẻ

Gạo tẻ

Gạo tẻ

2

Giàu chất đạm

 

Cá, tôm, trứng

Cua, thịt

3

Giàu chất béo

Dầu ăn/mỡ động vật

Dầu ăn/mỡ động vật

Dầu ăn/mỡ động vật

4

Giàu vitamin

Rau muống, mướp, giá đỗ, cà rốt, su hào

 

Rau mồng tơi, mướp, rau muống

5

Giàu khoáng chất

Rau muống, mướp, giá đỗ, cà rốt, su hào

Cá, tôm, trứng

Rau mồng tơi, mướp, rau muống, cua, thịt

 

Bữa ăn số 3 hợp lí nhất vì cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm chính cho cơ thể.

Câu 2. Phiếu kết quả tư vấn dinh dưỡng cho bạn.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu làm bài tập vào vở.

#2: HS thảo luận và viết câu trả lời vào vở.

GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV có thể gợi ý cho HS một số tình huống tư vấn dinh dường như béo phì, suy dinh dưỡng

#3: Nhiệm vụ 1. GV mời đại diện của 1-2 nhóm lên báo cáo; HS nhóm khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS thảo luận thêm về bữa ăn số 1 và 2: Đề xuất điều chỉnh thực đơn bữa ăn 1 và 2 sao cho hợp lí hơn.

Nhiệm vụ 2. GV chọn 1-2 nhóm lên báo cáo; GV tổ chức cho HS thảo luận: Cùng một độ tuổi, cùng chỉ số cơ thể, tại sao nhu cầu dinh dưỡng của 2 người lại có thể khác nhau?

GV nhận xét, cùng HS đưa ra kết luận cần căn cứ vào thể trạng, sức khỏe mà chế độ ăn của mỗi người sẽ khác nhau

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 10 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng một cách linh hoạt kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào trong thực tiễn; Có trách nhiệm với bản thân và gia đình khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe của chính mình và gia đình.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà, HS hoàn thành các yêu cầu sau:

- Quan sát việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình trong 1 tuần. Nhận xét sự lựa chọn đó đã phù hợp hay chưa? Em hãy đề xuất điều chỉnh lại cho hợp lí với các thành viên trong gia đình.

- Chia sẻ về cách lựa chọn các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, thói quen ăn uống khoa học với các thành viên trong gia đình để có bữa ăn hợp lí giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

c) Sản phẩm

: Bản báo cáo các nội dung theo yêu cầu được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.