Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Toán 6 (theo sách CTST)

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Môn học/HĐGD: Toán; Lớp: 6

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

− Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp;

− Sử dụng được cách cho tập hợp.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Tập hợp, kí hiệu tập hợp, phần tử của tập hợp, kí hiệu thuộc/ không thuộc một tập hợp, thứ tự của các phần tử trong tập hợp, các cách cho tập hợp.

2. Về năng lực

- Viết được kí hiệu tập hợp; liệt kê được các phần tử của tập hợp.

- Xác định được phần tử thuộc/ không thuộc một tập hợp; phát hiện ra tính chất đặc trưng của một tập hợp (nếu có).

- Vận dụng được kiến thức về tập hợp để xác định, giải thích rõ được một số khái niệm sử dụng hằng ngày.

3. Về phẩm chất: Rèn luyện sự cẩn thận, chính xác khi phân biệt được tính duy nhất và thứ tự của phần tử trong tập hợp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– SGK Toán 6.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)

a) Mục tiêu

: HS bước đầu hình thành khái niệm tập hợp từ những khái niệm đã biết.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Chọn nhiệm vụ, làm và viết vào vở. GV quan sát, điều hành lớp.

#3: GV tổ chức báo cáo: GV chọn hai HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng; yêu cầu một số HS khác bổ sung.

#4: GV kết luận: (i) Trong thực tế, chúng ta thường gom các (vật) đối tượng lại thành nhóm và gọi chúng bằng một tên chung (như hai ví dụ trên). Điều này rất có ý nghĩa vì không phải lúc nào chúng ta cũng cần (hoặc cũng thể) gọi hết tên cụ thể của các đồ vật; (ii) Trong toán học, người ta gọi chung là tập hợp. Chẳng hạn, ta có thể nói: Tập hợp các thiết bị trong phòng học; Tập hợp các dụng cụ học sinh. Để tìm hiểu kĩ hơn về Tập hợp, thực hiện Hoạt động 2.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau đây:

1. Liệt kê tên của một số thiết bị có trong phòng học.

2. Liệt kê tên một số dụng cụ học sinh.

c) Sản phẩm

: Kết quả của HS được viết vào vở:

1. Bản liệt kê tên của thiết bị trong phòng học: Bàn; ghế; bảng; ảnh Bác Hồ; đồng hồ.

2. Bản liệt kê tên của dụng cụ học sinh: Thước kẻ; bút chì; ê ke; cục tẩy.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Chọn nhiệm vụ, làm và viết vào vở. GV quan sát, điều hành lớp.

#3: GV tổ chức báo cáo: GV chọn hai HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng; yêu cầu một số HS khác bổ sung.

#4: GV kết luận: (i) Trong thực tế, chúng ta thường gom các (vật) đối tượng lại thành nhóm và gọi chúng bằng một tên chung (như hai ví dụ trên). Điều này rất có ý nghĩa vì không phải lúc nào chúng ta cũng cần (hoặc cũng thể) gọi hết tên cụ thể của các đồ vật; (ii) Trong toán học, người ta gọi chung là tập hợp. Chẳng hạn, ta có thể nói: Tập hợp các thiết bị trong phòng học; Tập hợp các dụng cụ học sinh. Để tìm hiểu kĩ hơn về Tập hợp, thực hiện Hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Kí hiệu, cách viết tập hợp và phần tử thuộc tập hợp (khoảng 25 phút)

a) Mục tiêu

: HS học được cách kí hiệu tập hợp, cách viết tập hợp; xác định được phần tử thuộc/ không thuộc tập hợp.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, áp dụng để làm bài, ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:

1. Chọn một HS viết tập \(A\), một HS viết tập \(B\) lên bảng; yêu cầu các HS khác nhận xét về cách viết, kí hiệu tập hợp.

2. Chọn một HS trình bày bài làm tại chỗ; GV kết luận lại cho cả lớp.

3. GV yêu cầu một số HS trình bày bài làm tại chỗ; ghi kí hiệu kết quả lên bảng và nhấn mạnh cách ghi kí hiệu thuộc/ không thuộc.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu đọc nội dung về cách kí hiệu, cách viết tập hợp và phần tử của tập hợp trong SGK và làm bài tập sau:

1. Viết tập hợp \(A\) gồm tên của một số thiết bị trong phòng học, tập hợp \(B\) gồm tên của một số dụng cụ học sinh.

2. Tên của thiết bị trong tập \(A\) được gọi là gì?

3. Hãy tìm một phần tử thuộc tập hợp \(B\), một phần tử không thuộc tập hợp \(B\) và viết kí hiệu toán học biểu diễn chúng.

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

1. \(A\) = {bàn; ghế; bảng; ảnh Bác Hồ; đồng hồ}; \(B\) = {thước kẻ; bút chì; ê ke; cục tẩy}

2. Các tên đồ vật “bàn”, “ghế”, “bảng”, “ảnh Bác Hồ”, “đồng hồ” được gọi là các phần tử của tập hợp \(A\).

3. “thước kẻ” là một phần tử thuộc tập hợp \(B\), “sách” là một phần tử không thuộc tập hợp \(B\), kí hiệu là: thước kẻ \(\mathbf{\in}\) \(B\); sách \(\mathbf{\notin}\) \(B\).

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc sách, áp dụng để làm bài, ghi kết quả vào vở.

#3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:

1. Chọn một HS viết tập \(A\), một HS viết tập \(B\) lên bảng; yêu cầu các HS khác nhận xét về cách viết, kí hiệu tập hợp.

2. Chọn một HS trình bày bài làm tại chỗ; GV kết luận lại cho cả lớp.

3. GV yêu cầu một số HS trình bày bài làm tại chỗ; ghi kí hiệu kết quả lên bảng và nhấn mạnh cách ghi kí hiệu thuộc/ không thuộc.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 55 phút)

a) Mục tiêu

: HS rèn luyện các cách viết kí hiệu tập hợp, cách liệt kê các phần tử của tập hợp; phát hiện tính chất đặc trưng của một tập hợp (nếu có); biểu đồ Venn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1: a) Chọn một HS mô tả tại chỗ, sửa và chốt lại phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê một lần (duy nhất); b) GV viết kết quả lên bảng; c) Gợi ý cho HS sử dụng ý a).

Câu 2: Gợi ý cho HS đọc phần biểu đồ Venn trong SGK để làm ý b); gọi lên bảng một HS làm ý a), em khác làm ý b); yêu cầu, gợi ý cho HS khác nhận xét về thứ tự các phần tử trong \(D\); GV chốt lại tập {\(8;4;2;6\)} cũng chính là {\(2;4;6;8\)}. GV chốt các phần tử có thứ tự bất kì trong tập hợp; kết quả ý a) và giải thích ý nghĩa trực quan của biểu đồ Venn của tập hợp.

Câu 3: a) Chọn một HS đọc kết quả tại chỗ, GV ghi kết quả lên bảng; b) Gợi ý cho HS phát hiện tính chất đặc trưng của các phần tử của \(A\). GV chốt lại; c) GV khuyến khích HS xung phong lên bảng viết kết quả và chốt lại.

Câu 4: Tổ chức cho HS thảo luận, gợi ý xem xét về bản chất của các phần tử của \(A\)\(B\). GV kết luận lại như Câu 4 ở mục Sản phẩm.

Câu 5: Thảo luận toàn lớp và khuyến khích tinh thần xung phong. GV kết luận, HS ghi vào vở: Tập hợp là một khái niệm rất quan trọng trong toán học. Trong đời sống, chúng ta cũng sử dụng nó rất nhiều.

b) Nội dung

: HS được yêu cầu làm các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1: Cho tập hợp \(E\) \(= \{ 2;3;4;5;6\}\).

a) Tập \(E\) gồm các phần tử có tính chất đặt trưng gì? Thêm phần tử \(2\ \)vào \(E\) thì ta được tập hợp mới nào?

b) Tìm số tự nhiên khác \(0\ \)bé nhất không thuộc \(E\), viết kí hiệu.

c) Tìm một cách khác để biểu diễn tập hợp \(E\).

Câu 2: Cho tập hợp \(D\) = {\(x|\ x\) là số tự nhiên chẵn, \(0\ < \ x\ < \ 10\)}.

a) Khẳng định nào dưới đây là đúng: (i) \(3\ \notin \ D\), (ii) \(2\) thuộc D, (iii) \(m\ \in \ D\),

(iv) \(D\) = \(\{ 2;4;6;8;10\}\) và (v) \(D\) =\(\ \{ 8;4;2;6\}\).

b) Vẽ biểu đồ Venn cho tập \(D\) và biểu diễn số \(3\) trên hình vẽ đó.

Câu 3: Cho biểu đồ Venn của tập hợp A như hình bên.

a) Hãy viết tập hợp A dưới dạng liệt kê các phần tử.

b) Nêu tính chất đặc trưng cho các phần tử của A.

c) Hãy viết tập hợp A dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử.

Chart, scatter chart Description automatically generated with medium confidence

Câu 4: Cho tập \(A\) gồm các bạn học sinh trong lớp và \(B\) là tên các bạn học sinh trong lớp. Vậy hai tập này có giống nhau không? Vì sao?

Câu 5: Em liên tưởng đến tập hợp nào khi nói đến từ “Gia đình”? Hãy viết dạng kí hiệu của tập hợp đó.

c) Sản phẩm

: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:

Câu 1: a) \(E\) là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn \(1\) và nhỏ hơn \(7\). Thêm\(\ 2\) vào \(E\) ta được tập hợp mới là \(E\); b) \(1\ \in\) \(E\); c) \(E\) = {\(x\ |\ x\) là số tự nhiên, \(1 < x < 7\)}.

Câu 2: a) Khẳng định đúng là (ii) và (v); b) Biểu đồ Venn và điểm chấm chỉ số \(3\) nằm ngoài đường ôvan.

Câu 3: a) \(A\) = {\(4;9;16;25;36\)}; b) Các phần tử của \(A\) đều là tích của hai số tự nhiên bằng nhau; c) \(A\)={\(x\ .\ \ x\ |\ x\) là số tự nhiên, \(2 \leq x \leq 6\)}.

Câu 4: Tập \(A\) không giống tập \(B\) vì các phần tử của \(A\) là con người, các phần tử của \(B\) là chữ.

Câu 5: Gia đình là tập hợp các thành viên trong gia đình: {Ông; Bà; Bố; Mẹ; Con}.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.

#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:

Câu 1: a) Chọn một HS mô tả tại chỗ, sửa và chốt lại phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê một lần (duy nhất); b) GV viết kết quả lên bảng; c) Gợi ý cho HS sử dụng ý a).

Câu 2: Gợi ý cho HS đọc phần biểu đồ Venn trong SGK để làm ý b); gọi lên bảng một HS làm ý a), em khác làm ý b); yêu cầu, gợi ý cho HS khác nhận xét về thứ tự các phần tử trong \(D\); GV chốt lại tập {\(8;4;2;6\)} cũng chính là {\(2;4;6;8\)}. GV chốt các phần tử có thứ tự bất kì trong tập hợp; kết quả ý a) và giải thích ý nghĩa trực quan của biểu đồ Venn của tập hợp.

Câu 3: a) Chọn một HS đọc kết quả tại chỗ, GV ghi kết quả lên bảng; b) Gợi ý cho HS phát hiện tính chất đặc trưng của các phần tử của \(A\). GV chốt lại; c) GV khuyến khích HS xung phong lên bảng viết kết quả và chốt lại.

Câu 4: Tổ chức cho HS thảo luận, gợi ý xem xét về bản chất của các phần tử của \(A\)\(B\). GV kết luận lại như Câu 4 ở mục Sản phẩm.

Câu 5: Thảo luận toàn lớp và khuyến khích tinh thần xung phong. GV kết luận, HS ghi vào vở: Tập hợp là một khái niệm rất quan trọng trong toán học. Trong đời sống, chúng ta cũng sử dụng nó rất nhiều.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: HS vận dụng được kiến thức về tập hợp để xác định, giải thích rõ được những khái niệm sử dụng hằng ngày.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV chọn một số HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi sau; nhận xét (và có thể cho điểm đánh giá quá trình).

#4: GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài làm của mình.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: Tương tự Câu 5, HS được giao nhiệm vụ chọn ít nhất một cụm từ (khái niệm) bao hàm nhiều phần tử (khái niệm) khác, mô tả lại dưới dưới dạng tập hợp và viết kí hiệu tập hợp dưới dạng liệt kê các phần tử.

c) Sản phẩm

: Bài làm được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: GV chọn một số HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi sau; nhận xét (và có thể cho điểm đánh giá quá trình).

#4: GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài làm của mình.